Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

Đây là lý do Samsung tạo nên TV QLED 8K lớn nhất thế giới

Vì sao Samsung tạo ra TV QLED 8K lớn nhất thế giới, khi nguồn video chất lượng cao vẫn rất hiếm hoi? Ai sẽ cần TV này? Những điều tưởng phù phiếm ấy lại ẩn chứa lý do bất ngờ.

Samsung anh 1Samsung anh 2

Vì sao Samsung tạo ra TV QLED 8K lớn nhất thế giới, khi nguồn video chất lượng cao vẫn rất hiếm hoi? Ai sẽ cần TV này? Những điều tưởng phù phiếm ấy lại ẩn chứa lý do bất ngờ. 

Năm 1969, cái tên Samsung lần đầu xuất hiện ở ngành hàng TV với một thiết bị chỉ vỏn vẹn 12 inch. Đến năm 1976, một triệu chiếc TV Samsung được bán ra. 13 năm sau, vào cuối thập niên 80, 20 triệu chiếc TV màu được xuất xưởng. Samsung từ một thương hiệu non trẻ đã bắt đầu để lại dấu ấn của mình ở ngành hàng TV bằng những con số ấn tượng, cùng triết lý kinh doanh nhất quán suốt nửa thế kỷ qua.

Samsung anh 3

Năm 1998 đi vào lịch sử ngành hàng TV của Samsung, đánh dấu đà phát triển ấn tượng khi hãng cho ra đời chiếc TV kỹ thuật số đầu tiên trên thế giới. Đúng lúc đó, Samsung đứng trước quyết định có tính lịch sử: Chọn phát triển TV Plasma hay LCD?

Samsung anh 4

Lúc bấy giờ, TV Plasma tạo nên cơn sốt với khả năng tái tạo màu sắc chuẩn xác trong suốt vòng đời của mình. So với LCD, TV Plasma cho thấy sự vượt trội về chất lượng hình ảnh, khả năng mở rộng kích thước màn hình. Đổi lại, Plasma mắc phải nhược điểm về giá cả đắt đỏ, tiêu thụ điện năng lớn, kích thước cồng kềnh và phản ứng ion hóa tiềm ẩn nguy hiểm cho người dùng. Khi các hãng lao vào đường đua sản xuất TV Plasma như lẽ hiển nhiên của thị hiếu thị trường, Samsung quyết định chọn con đường mạo hiểm hơn: Cải tiến TV LCD.

Nhà sản xuấn Hàn Quốc tung ra chiếc TV LCD lớn nhất thế giới thời điểm đó, với màn hình 46 inch, độ phân giải Full HD. Samsung chứng minh rằng một chiếc TV LCD vẫn có thể mở rộng kích thước, trở thành TV màn hình lớn với giá rẻ hơn, độ phân giải cao hơn và loại bỏ hoàn toàn mối nguy hiểm trong đặc tính kỹ thuật mà Plasma không thể khắc phục được. Nỗ lực của Samsung đủ thuyết phục để thị trường dần chuyển sang TV LCD và rời bỏ Plasma. Người dùng đã có thể sở hữu TV mỏng, an toàn với mức giá mềm hơn.

Sau quyết định mạo hiểm và có tính chiến lược ấy, Samsung trở thành cái tên tiên phong trong ngành hàng TV, dẫn đầu về công nghệ, thiết kế, đặt trải nghiệm người dùng làm nền tảng trong phát triển, đổi mới sản phẩm.

Samsung anh 5

Không dừng lại ở đó, khi những chiếc TV LCD dần trở nên phổ biến, Samsung tiếp tục tìm cách cải tiến chúng. Cnet giải thích, khác với Plasma hay OLED, với cơ chế mỗi pixel là một nguồn sáng riêng biệt, TV LCD được chiếu sáng từ tấm nền phía sau. Thế nhưng, phương pháp này cũng bộc lộ một số khuyết điểm khi không tối ưu được kích thước TV, sử dụng đèn huỳnh quang lạnh (CCFL) tiêu thụ nhiều điện năng. Samsung nhận ra chiếc TV vẫn còn khoảng trống để trở nên tốt hơn nữa.

Thương hiệu Hàn Quốc tạo nên TV LED với hệ thống ma trận diode (điốt bán dẫn) phát quang thay cho CCFL mang đến độ sáng và độ tương phản cao hơn. Đồng thời, Samsung cũng là nhà khởi xướng thay đổi thiết kế TV tạo phong cách sống cho người dùng. Những chiếc TV cồng kềnh CRT với viền màn hình chỉ hai màu trắng đen nhàm chán bắt đầu khoác áo mới.

Đó chính là lý do ra đời của TV LCD Bordeaux lấy cảm hứng từ ly rượu vang Pháp, áp dụng công nghệ phun màu kép vốn chỉ có trong ngành công nghiệp ôtô. Lúc này, những mẫu TV có đường cong mềm mại, góc bo tròn và viền màn hình ngày càng mỏng đi dần được phát triển.

Samsung anh 6

Giải thích về những bước cải tiến của mình, đại diện Samsung cho biết đời sống người dùng ngày càng phát triển và họ không chỉ cần thiết bị vô tuyến có thể truyền phát nội dung. TV đã trở thành biểu tượng của phong cách sống, cá tính của gia chủ và là không gian quây quần của gia đình. Điều đó thúc đẩy gã khổng lồ Hàn Quốc thay đổi toàn diện chiếc TV, nhằm nâng cao trải nghiệm và cảm xúc của người dùng.

Samsung anh 7

Năm 2009, Samsung giới thiệu đến người dùng Việt chiếc TV LED đầu tiên. Năm 2013, dòng TV 4K đời đầu trình làng. Năm 2019 đánh dấu sự ra đời của chiếc Samsung TV QLED 8K đầu tiên trên thế giới. Không chỉ mang đến độ phân giải cao nhất trên TV, hãng còn tung ra chiếc TV QLED 8K lớn nhất thế giới, đạt kích thước 98 inch, có giá đến 2,3 tỷ đồng. Việc tạo nên những siêu phẩm xa xỉ phải chăng chỉ là sự phù phiếm của một gã khổng lồ?

Samsung lý giải việc tạo nên chiếc TV QLED 8K có tấm nền cực đại không phải là bước đi dị biệt. Họ mang đến một giải pháp mới, có tính thực tiễn cho người dùng.

Samsung anh 8

Theo HS Markit, TV màn hình lớn từ 65 inch trở lên đang ngày càng phổ biến, với hơn 11 triệu chiếc được bán ra trên toàn cầu vào năm 2018. Con số này sẽ tiếp tục tăng lên qua từng năm, dự kiến đạt 16 triệu chiếc trong năm nay. Trong khi đó, thị trường TV kích thước siêu lớn từ 75 inch trở lên cũng được dự đoán tăng gấp đôi vào năm 2020. Độ phân giải 8K là cần thiết cho chiếc TV màn hình rộng như 85 inch hay 98 inch. IHS Markit dự báo doanh số TV 8K sẽ tăng gấp 4 lần trong vài năm tới.

Trong khi đó, PC Mag giải thích TV màn hình càng lớn càng cần phải nâng cấp độ phân giải. Điều này có nghĩa là những độ phân giải từng rất phổ biến như Full HD, 2K hay 4K sẽ không đủ đáp ứng chất lượng hiển thị hình ảnh chi tiết, chân thực trên thế hệ TV mới. Người dùng hiện đại cần chiếc TV đạt độ phân giải 8K, và không chỉ có thế.

“Xu hướng lớn nhất hiện nay là TV 8K. Nhu cầu của người dùng đã tăng lên, họ cũng đòi hỏi sự khác biệt trong trải nghiệm, biên độ tái hiện màu sắc, tỷ lệ tương phản, khả năng nâng cấp trải nghiệm và không gian sống”, Cnet viết. Đó bài toán mà những nhà sản xuất TV phải giải quyết.

Có thể thấy, việc Samsung tạo nên những chiếc TV 8K có kích thước khổng lồ, cùng hàng loạt tính năng như nền đen sâu, tái tạo 100% dung lượng màu sắc, tích hợp AI Upscaling để giúp người dùng có thể xem video với chất lượng gần 8K nhất, tích hợp kho nội dung khổng lồ… đều nhằm giải quyết nhu cầu có thật của thị trường và người dùng hiện đại. Trong chiến lược phát triển của gã khổng lồ xứ Hàn này, dường như không có chỗ cho những ý tưởng phù phiếm nhằm tạo nên các kỷ lục xa vời với người dùng.

Cựu phi hành gia NASA nói về trải nghiệm hình ảnh trên TV QLED 8K Cựu phi hành gia NASA Scott Kelly chia sẻ: "Khung cảnh trên màn hình chân thực như những gì tôi đã trải qua ngoài vũ trụ". Đó là những hình ảnh được tái hiện bởi TV QLED 8K.

Việc thương mại hóa chiếc TV QLED 8K lớn nhất thế giới cũng là cách để Samsung một lần nữa cho thấy những quyết định ngược dòng của họ có cơ sở: Bỏ qua OLED, tập trung phát triển QLED nhằm mang đến thiết bị lợi hơn về chi phí sản xuất, cho giá thành mềm hơn. Bên cạnh việc nâng cao độ phân giải đến mức cao nhất, Samsung còn mang đến dải tương phản mở rộng HDR10+ để màu sắc trông nịnh mắt, cho chất lượng hình ảnh vượt trội hơn. “Sự phối hợp giữa độ phân giải, độ tương phản, màu sắc, khả năng xử lý hình ảnh mới tạo nên chất lượng hình ảnh của TV”, Cnet giải thích. Điều này lý giải vì sao, cùng là TV 8K nhưng khả năng tái tạo hình ảnh của TV QLED Samsung lại tỏ ra khác biệt.

Samsung anh 9

Người dùng lẫn thị trường đã quá quen thuộc với những đột phá, hướng đi lạ lùng mà hợp lý Samsung từng kiến tạo trong quá khứ. Và 2019 là thời điểm thị trường tiếp tục chứng kiến những màn trình diễn thú vị từ nhà sản xuất này.

Samsung xác định tương lai của TV là mang đến không gian chân thực đến nhà người dùng. Họ sẽ trải nghiệm cả không khí và bối cảnh của trò chơi, phim hay khung cảnh xinh đẹp ở một địa điểm du lịch ngay tại nhà. “Chúng tôi muốn làm mờ đi ranh giới giữa thực tế và tái tạo”, Samsung nói về tham vọng và mục tiêu phát triển kỹ thuật trình chiếu trên TV của mình. Ở đó, trải nghiệm người dùng vẫn là trung tâm của những nghiên cứu, nâng cấp.

Thiết kế của những chiếc TV QLED hiện nay cũng đã thay đổi đáng kể. Viền màn hình thu hẹp nhất có thể, mặt lưng được thiết kế liền lạc với các đường giấu dây khéo léo. Chiếc TV đặt trong không gian phòng, hay trên trên tường đã không còn là một thiết bị cồng kềnh, chiếm nhiều không gian như đầu những năm 2000.

Không chỉ nâng cấp độ phân giải, các chế độ như Ambient Mode giúp TV tạo nên bức tranh có màu sắc dành riêng cho gia chủ thay vì nền đen khi không sử dụng, hay tính năng tìm kiếm bằng giọng nói, One Remote, SmartThings đưa chiếc TV “gia nhập” vào hệ sinh thái thông minh mà Samsung từng bước thiết lập trong ngôi nhà hiện đại. Tất cả nỗ lực ấy đều nhằm thực hiện mục tiêu mà hãng này công bố: “Những chiếc TV Samsung sẽ phá vỡ giới hạn về công nghệ, kỹ thuật, thiết kế để mang đến cuộc sống tiện nghi hơn cho người dùng”.

Samsung chọn thời điểm 2019, tròn 50 năm thương hiệu có mặt trên thị trường, để tung ra TV QLED 8K, đặt dấu mốc quan trọng trong hành trình phát triển của hãng. Bối cảnh và yêu cầu mỗi thời điểm mỗi khác, thế nhưng có thể thấy tiêu chí phá vỡ giới hạn và đặt người dùng ở vị trí trung tâm nhằm mang đến chiếc TV tốt hơn, giàu cảm xúc hơn vẫn là kim chỉ nam trong mọi hoạt động nghiên cứu đổi mới của gã khổng lồ xứ Hàn suốt 5 thập kỷ qua.



Giang Phan Ninh

Đồ họa: Xuân Tùng

Bạn có thể quan tâm