Tình trạng khẩn cấp về môi trường đòi hỏi lượng lớn khí thải cần được cắt giảm. Hơn thế nữa, thế giới cần có các cuộc cách mạng công nghiệp để bù đắp cho việc khí thải CO2 vượt ngưỡng an toàn.
Theo Wired, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu Mỹ nhận định nếu muốn giữ mức tăng nhiệt độ Trái Đất ở mức 1,5 độ C (cấp độ tiền công nghiệp), nhân loại sẽ phải phát minh một loại công nghệ phản sự thải khí.
Các máy hút khí CO2 trực tiếp từ khí quyển. Ảnh: Carbon Engineering. |
Phát minh triển vọng là máy hút khí CO2 trực tiếp từ môi trường (DAC). Một công ty có tên Carbon Engineering đã phát triển dòng máy này trong gần 10 năm. DAC dùng các cánh quạt để hấp thụ gió, sau đó gom không khí vào một khoang nhựa và dùng các phản ứng hoá học để giữ lại CO2.
Trong báo cáo đăng trên Nature Communications, một nhóm nhà khoa học từ Mỹ đã tính toán và cho rằng việc triển khai máy thu thập CO2 ở phạm vi toàn cầu là khả thi.
Các nhà nghiên cứu đã chia mô hình của họ làm 3 phần. Phần đầu tiên là ước tính xem chính phủ cần bao nhiêu tiền để đầu tư vào các nhà máy DAC, gồm chi phí xây dựng và lưu trữ khí CO2 đã được thu vào.
Phần thứ 2 của mô hình là xem xét tốc độ vận hành thực tế của các nhà máy bằng năng lượng có sẵn như thuỷ năng, không dùng nhiên liệu hóa thạch. Cuối cùng là mô hình khí tượng của Trái Đất, bao gồm đại dương và tầng khí quyển. Mô hình này phục vụ mục đích quan sát nhiệt độ toàn cầu khi hệ thống DAC được đưa vào sử dụng.
Tình trạng khẩn cấp về môi trường đòi hỏi ta phải cắt giảm lượng lớn khí thải. Ảnh: Getty Images. |
Các nhà nghiên cứu cho rằng nếu trích 1-2% GDP toàn cầu mỗi năm để xây dựng mạng lưới DAC thì đến năm 2050, ta sẽ thu về 2,3 tỷ tấn khí CO2 mỗi năm. Trên thực tế, tổng lượng khí thải toàn cầu hàng năm đang là 40 tỷ tấn, gấp 400 lần so với số khí thải được xử lý hiện nay.
Theo Hanna, tiến độ triển khai máy DAC hiện còn khá chậm. Cơ sở vật chất cho DAC cần được đẩy nhanh bởi theo Hiệp ước chung Paris, chúng ta sẽ cần khoảng 800 cơ sở DAC và hàng nghìn cây xanh để khử khí CO2 một cách tự nhiên.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Một trong số đó là chi phí vận hành của các nhà máy, kèm theo sự phát triển quy mô máy móc trong tương lai. Hơn nữa, việc xuất hiện luồng ý kiến trái chiều từ các quốc gia sẽ gây bất đồng, đơn cử như tại sao một quốc gia phải bỏ tiền để nghiên cứu DAC trong khi những nước khác lại không làm gì, nếu mọi người cùng sống chung dưới một bầu khí quyển.