Cha mẹ nên dạy con trẻ thành thật với cảm xúc của mình. Ảnh: M&C. |
Làm cách nào mà bạn có thể giúp con mình diễn giải lại những áp lực hàng ngày để từ đó học hỏi từ chính các áp lực này? Chẳng hạn, con bạn về nhà và nói: “Sarah hôm nay thật ích kỷ với con. Bạn ấy đã lườm con và tránh mặt con vào bữa trưa”.
Bạn có thể phản ứng với câu: “Nghe như thể bạn ấy đã làm tổn thương con vậy. Mẹ rất tiếc khi nghe thấy thế. Mẹ băn khoăn rằng nếu bạn ấy làm tổn thương người khác như vậy thì bạn ấy cũng bị như vậy. Con có hiểu không?”. Hãy thu hút con bạn vào kỹ năng đưa ra quan điểm mới và xem liệu trẻ có thể xây dựng sự đồng cảm với những người khác không, đặc biệt là những ai đang thách thức trẻ.
Điều này không đồng nghĩa với việc trẻ phải chịu các cuộc tấn công, nhưng trẻ có thể nhìn nhận bạn mình theo một cách khác, với cảm giác từ bi. Tương tự như vậy, do tất cả chúng ta vốn sinh ra đã là những nhà giải quyết vấn đề, chúng ta thường có khuynh hướng tập trung vào những gì chúng ta phải sửa chữa trong cuộc đời mình.
Con cái của chúng ta cũng thế. Vậy làm cách nào để chúng ta cũng đảm bảo rằng chúng ta thể hiện sự biết ơn mỗi ngày? Nghi thức biết ơn vào buổi sáng, giờ ăn hay trước khi đi ngủ. “Chúng ta cảm thấy biết ơn điều gì vào ngày hôm nay?”, sẽ giúp tạo dựng tư duy biết ơn.
Có một sự thật về con người ở các tôn giáo khác nhau, đó chính là “nguyên tắc vàng” hay “Hãy đối xử với người khác như bạn đối xử với chính mình”. Con cái chúng ta có thể đánh giá bản thân một cách nghiêm khắc trước các lý tưởng xã hội nên chúng ta có thể hỗ trợ chúng bằng cách giúp chúng điều chỉnh lại việc tự nói chuyện với bản thân.
Điều này giống như việc con bạn không hề nhận ra cuộc đối thoại nội tâm đang diễn ra của chính mình mặc dù chúng sẽ dùng nó thường xuyên như một cách đánh giá các tình huống và đưa ra các lựa chọn. Tôi đã bắt gặp con trai mình tự nói với bản thân trước khi cậu bé định chơi trò xúc xắc rằng: “Mình sẽ chẳng bao giờ chơi được trò này”. Tôi đã phản ứng như sau: “Con rất đúng nếu con nói với bản thân trước khi thử.
Nhưng thay vì nói điều đó, sao con không tự hỏi làm thế nào để thành công?”. Ngay lập tức, thằng bé hiểu ra và nói: “Con có thể làm được!”. Và thằng bé đã thành công khi tung xúc xắc nằm đứng trong một cái cốc. Vâng, chúng ta cần bước đến với những người khác với lòng tốt, sự tôn trọng và trách nhiệm. Nhưng làm cách nào để chúng ta đối xử và nói chuyện với bản thân mình theo cách tương tự?
Hãy sử dụng nguyên tắc boomerang, có đi có lại: Tốt với những người khác thì cũng phải tốt với bản thân. Tất cả chúng ta đều cần sự nhắc nhở dễ chịu. Bạn có thể đóng vai trò quan trọng với con mình và đưa ra sự huấn luyện vô giá giúp định hình lại cách trẻ nhìn nhận bản thân chúng, những đứa trẻ đầy năng lực và tự tin.
Bạn có nhớ một số bộ phim hoạt hình xuất hiện thiên thần ở một bên vai và ác quỷ ở vai còn lại của nhân vật không? Đây là lúc chúng ta xây dựng cho con bạn cảm nhận về công lý và nhận thức được lời thì thầm của bản thân để đưa ra các phán quyết.
Hãy nói thật to suy nghĩ bên trong của chính mình khi bạn đang cố gắng đưa ra một quyết định có trách nhiệm. Chẳng hạn, khi đang lái xe, bạn có thể bộc lộ: “Hừ. Mẹ có thể ngay lập tức phóng rất nhanh. Chúng ta đã chờ một lúc lâu rồi. Nhưng có nguy hiểm khi vượt lên bây giờ không nhỉ? Có lẽ không nên. Chúng ta có thể chờ đợi thêm một chút nữa”.
Nếu chúng ta hy vọng con mình sẽ chia sẻ mọi trải nghiệm vui buồn trong quá trình điều khiển chiếc tàu lượn siêu tốc của chúng thì chúng ta cũng cần phải trung thực và thể hiện điểm yếu về những thăng trầm của việc làm cha mẹ, công việc hay những điều phức tạp khác trong cuộc sống của mình với chúng.
Tôi thường xuyên nói: “Mẹ ổn” ngay cả khi tôi biết mình hoàn toàn không cảm thấy thế. Và chúng ta không phải lúc nào cũng chìm sâu vào các cảm xúc của mình.
Nhưng nếu chúng ta tạo ra một thời gian nhất định để thể hiện - vào bữa tối hoặc trước khi đi ngủ thì sao? Chia sẻ thành thực những thăng trầm của chính mình trong khuôn khổ của một cuộc đời biết ơn, chúng ta sẽ càng có khả năng bước được qua cánh cổng để đi vào thế giới nội tâm của trẻ. Chúng sẽ không chỉ trở nên điêu luyện trong việc chia sẻ cảm xúc của mình mà còn cảm thấy an toàn và gần gũi trong cuộc đối thoại đầy thân mật này.
Bình luận