Lầu đầu tiên sau 2.000 năm, khu vực "Hypogea" vốn được ví như "trái tim" của đấu trường, nơi các võ sĩ giác đấu và nhiều loài động vật chờ đợi trước khi thượng đài, được mở cửa chào đón công chúng tham quan. Ảnh: Reuters. |
Khách du lịch đến Colosseum giờ đây có thể đi trên một bệ gỗ và chiêm ngưỡng các hành lang và hệ thống cổng tò vò thông nhau bên trong "Hypogea". Trong quá khứ, nơi này chỉ được chiếu sáng bằng ánh nến. Ảnh: Tod's Group. |
Theo thiết kế trước đây, sàn đấu chính của Colosseum phủ lấp phía trên "Hypogea". Thời gian trôi qua, bề mặt đấu trường bị phá hủy, khu vực này có thể được nhìn thấy từ các tầng trên của Đấu trường La Mã. Ảnh: Tod's Group. |
Dự án này nằm trong kế hoạch trùng tu khu di tích trên quy mô lớn của Bộ Văn hóa Italy, hợp tác cùng thương hiệu thời trang Italy Tod's. Ảnh: Tod's Group. |
CNN dẫn lời Giám đốc Công viên Khảo cổ Colosseum Alfonsina Russo cho biết: "Việc trùng tu rất quan trọng đối với giới nghiên cứu khảo cổ. Quá trình này cho phép chúng tôi tái tạo lịch sử của Đấu trường La Mã". Ảnh: Tod's Group. |
Dự án trùng tu bắt đầu vào năm 2011, với nguồn vốn khoảng 30 triệu USD từ Tod's Group. Các chuyên gia tại đây đã sử dụng hình ảnh khảo sát, lập bản đồ bề mặt, chậm rãi và tỉ mỉ rửa sạch bụi, cặn bẩn và vi sinh vật tồn tại ở Colosseum trong hàng thế kỷ. Ảnh: Reuters. |
Đấu trường La Mã do Hoàng đế Vespasian xây dựng trong 8 năm, bắt đầu từ năm 72 trước Công nguyên (TCN). Vào thời hưng thịnh, có lúc đấu trường đón tiếp đến 70.000 khán giả tới theo dõi các cuộc so tài giữa võ sĩ giác đấu và nhiều động vật lớn. Ảnh: Reuters. |
Trước đại dịch Covid-19, Colosseum thu hút 5 triệu khách du lịch mỗi năm. Sắp tới, đấu trường mới sẽ dành để tổ chức các buổi hòa nhạc cũng như nhiều sự kiện văn hóa tại thủ đô Rome. Ảnh: Reuters. |