Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đâu là rủi ro lớn nhất của kinh tế Mỹ?

80% chuyên gia kinh tế cho rằng kinh tế Mỹ sẽ gặp tình trạng lạm phát đình đốn, khiến ngân hàng trung ương Mỹ lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan.

Theo CNBC, rủi ro lớn nhất của nền kinh tế Mỹ có thể được gói gọn trong một từ. Đó không phải "suy thoái". Theo Hiệp hội Thị trường Tài chính và Công nghiệp Chứng khoán, 80% chuyên gia kinh tế cho rằng "đình lạm" (stagflation), hay còn gọi là lạm phát đình đốn, là rủi ro lớn đối với nền kinh tế trong dài hạn.

Đình lạm được hiểu đơn giản là kinh tế đi xuống trong khi lạm phát đi lên. Còn 13% chuyên gia được hỏi cho rằng rủi ro lớn nhất của nền kinh tế là giảm phát.

Theo một cuộc khảo sát khác của Bank of America, mức độ lo ngại về hiện tượng đình lạm đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 6/2008. "Khi được hỏi nền kinh tế sẽ ra sao trong 12 tháng tới, câu trả lời phổ biến nhất là đình lạm", báo cáo viết.

Lạm phát tại Mỹ tính từ đầu năm 2022
Cục Thống kê Lao động Mỹ
NhãnTháng 1/2022Tháng 2/2022Tháng 3/2022Tháng 4/2022Tháng 5/2022

% 7.57.98.58.38.6

Đình lạm là gì?

Theo ông Jonathan Wright - giáo sư kinh tế tại Đại học Johns Hopkins, đình lạm là thuật ngữ được ra đời vào những năm 1970, khi lạm phát tăng cao nhưng tăng trưởng kinh tế đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.

Một số đợt đình lạm đã kéo theo suy thoái kinh tế nghiêm trọng, chẳng hạn những năm 1970. Nhưng các nhà kinh tế cho rằng kịch bản này có thể không lặp lại vào thời điểm này.

Tuy nhiên, lạm phát tăng cao đã thúc đẩy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất, còn được gọi là thắt chặt chính sách tiền tệ. Theo ông Wright, điều đó có thể khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ từ mức 3,6% hiện nay.

Vị chuyên gia cho rằng điều này có thể dẫn tới một cuộc suy thoái nhẹ.

Theo dữ liệu của Cục Thống kê Lao động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 của Mỹ đã tăng 8,6% so với một năm trước đó. Nghiên cứu của Moody's Analytics chỉ ra trung bình, người tiêu dùng phải chi thêm khoảng 460 USD/tháng để mua các loại hàng hóa và dịch vụ như trước đó.

Kinh te My anh 1

Hiện tượng đình lạm xuất hiện khi suy thoái diễn ra trước khi lạm phát giảm xuống mức mục tiêu. Ảnh: Reuters.

Hôm 15/6, FED thông báo nâng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1994, nâng lãi suất tham chiếu lên khoảng 1,5-1,75%.

Trước đó, giới quan sát dự báo FED nâng lãi suất 0,5 điểm phần trăm. Nhưng lạm phát tháng 5 đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 41 năm, kéo tụt niềm tin của người tiêu dùng, buộc FED phải hành động mạnh tay hơn.

Cơ quan này cũng thừa nhận rằng họ không hy vọng lạm phát sẽ giảm trong năm nay. FED dự báo tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3,7% vào năm 2022, cao hơn dự đoán hồi tháng 3.

Hiện tượng đình lạm xuất hiện khi suy thoái diễn ra trước khi lạm phát giảm xuống mức mục tiêu. Chẳng hạn, nếu tỷ lệ thất nghiệp tăng lên khoảng 5% và mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vẫn ở trên 5% trong năm 2023, đó sẽ là đình lạm, dù mức độ không nghiêm trọng như thập niên 70.

"Điều đó đồng nghĩa với việc thị trường việc làm sẽ không nóng như hiện tại", ông Wright nhận định. "Trong ngắn hạn, thị trường lao động có thể hạ nhiệt vì có ít vị trí trống hơn", ông dự báo.

Nguy cơ suy thoái

Các cuộc khảo sát gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ đình lạm, nhưng không phải ai cũng đồng ý rằng đó là điều không thể tránh khỏi.

"Dường như xác suất xảy ra đình lạm không cao", CNBC dẫn lời ông Josh Bivens - Giám đốc nghiên cứu tại Viện Chính sách Kinh tế - nhận định. "Đình lạm chỉ xuất hiện khi tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát cùng tăng", ông giải thích.

"Nếu tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh, lạm phát có thể đi xuống khá nhanh", ông nhận định. Ông Bivens cho rằng kịch bản dễ xảy ra hơn là FED nâng lãi suất liên tục trong phần còn lại của năm, dẫn tới một cuộc suy thoái vào năm 2023.

Tôi cho rằng chúng ta không thể tránh khỏi một cuộc suy thoái

Ông Ted Jenkin, CEO Oxygen Financial

"Nếu điều đó xảy ra, lạm phát có thể hạ nhiệt nhanh chóng", ông lập luận.

Những ngày qua, ông Ted Jenkin - chuyên gia lập kế hoạch tài chính, CEO Oxygen Financial (có trụ sở ở Atlanta) - được nhiều khách hàng hỏi về khả năng đình lạm.

"Tôi cho rằng chúng ta không thể tránh khỏi một cuộc suy thoái. Giờ là thời điểm thích hợp để sắp xếp lại kế hoạch tài chính cá nhân", ông bình luận.

Ông cho rằng mỗi người cần để dành một khoản tiền đủ để chi tiêu trong vòng 6 tháng. Theo ông Jenkin, mọi người cũng nên xem lại các khoản nợ, chẳng hạn thẻ tín dụng và vay thế chấp.

"Các vị nên tính toán xem có thể giảm khoản vay, hay tái cấp vốn cho chúng hay không. Bởi lãi suất tăng cao khiến chi phí đi vay trở nên đắt đỏ hơn", ông nhận định.

Theo vị chuyên gia, đây cũng là thời điểm thích hợp để gia tăng kỹ năng, năng lực và học vấn. Bởi thị trường việc làm có thể trở nên thắt chặt với ít vị trí trống hơn.

Lạm phát ăn mòn thu nhập của người Mỹ

Thu nhập của người Mỹ tăng nhanh nhất trong gần 40 năm, nhưng vẫn không theo kịp tốc độ tăng của giá cả. Lạm phát đang bào mòn sức mua của người tiêu dùng.

Tuần tồi tệ của Phố Wall

Thị trường Mỹ vừa trải qua tuần giảm điểm mạnh nhất kể từ khi làn sóng Covid-19 bùng phát. Theo chuyên gia quốc tế, nguyên nhân là FED nâng lãi suất và sự kiện "triple witching".

Gia vang kho tang tuan toi hinh anh

Giá vàng khó tăng tuần tới

0

Biến động trong biên hẹp tuần này cho thấy kim loại quý vẫn đang bị giới hạn. Chuyên gia Phố Wall và nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng đang bối rối về triển vọng của giá vàng tuần tới.

Thảo Phương

Bạn có thể quan tâm