Câu 1: Đâu là lý do Mị kết hôn với A Sử trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"?
Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài miêu tả số phận của Mị, con dâu gạt nợ nhà thống lý Pá Tra. Về làm vợ A Sử, Mị làm việc quần quật suốt ngày và sống kiếp ngựa trâu. Sau này, Mị đã trốn theo A Phủ để xây dựng cuộc đời mới. Ảnh: Phim Vợ chồng A Phủ. |
Câu 2: Tên T.Y.P.N của nhân vật bác sĩ trong tác phẩm "Số đỏ" là viết tắt của?
Bác sĩ trong tiểu thuyết Số đỏ có tên T.Y.P.N, có nghĩa là "Tôi yêu phụ nữ". Đây là nhân vật yêu cái đẹp, nâng niu cái đẹp trong Số đỏ, một tiểu thuyết trào phúng của nhà văn Vũ Trọng Phụng, nhằm mỉa mai những tệ nạn, sự nhố nhăng của xã hội thời Pháp thuộc đầu thế kỷ 20 với văn hóa pha trộn lẫn Tây, ta. Ảnh: MV "Đây là một bài hát vui". |
Câu 3: Trong bài thơ "Bên kia sông Đuống", tranh Đông Hồ được tác giả miêu tả in trên giấy gì?
Trong bài thơ Bên kia sông Đuống, hình ảnh tranh Đông Hồ xuất hiện trong câu thơ: "Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong./ Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp". Đây là loại giấy dó có đặc tính dày và dai được quét điệp (bột vỏ điệp (giống như loài hến) hòa với chất keo. |
Câu 4: Bản truyện thơ "Xống chụ xôn xao" (Tiễn dặn người yêu) của dân tộc nào?
Truyện thơ Tiễn dặn người yêu là kiệt tác văn học dân gian của dân tộc Thái kể về chuyện tình của đôi trai gái yêu nhau tha thiết nhưng bị cha mẹ ép duyên, ngân nga da diết với những câu như: “Đôi ta yêu nhau, đợi tới tháng Năm lau nở./ Đợi mùa nước đỏ cá về./ Đợi chim tăng ló hót gọi hè./ Không lấy được nhau mùa thu, ta sẽ lấy nhau mùa đông”. Ảnh: Trung tâm văn hóa học lý luận và ứng dụng. |
Câu 5: Trong bài thơ "Núi đôi" của Vũ Cao, đôi trai gái yêu nhau quê ở làng nào?
Xuân Dục, Đoài Đông chính là hai ngôi làng của đôi trai gái yêu nhau; hai làng có núi Đôi chứng kiến tình yêu son sắt, thủy chung của họ: “Bảy năm về trước em mười bảy./ Anh mới đôi mươi, trẻ nhất làng./ Xuân Dục, Đoài Đông hai cánh lúa./ Bữa thì em tới, bữa anh sang./ Lối ta đi giữa hai sườn núi./ Đôi ngọn nên làng gọi núi Đôi…”. Ảnh: Báo Lao động thủ đô. |
Câu 6: Nhà văn nào được mệnh danh là "Ông vua phóng sự Bắc Kỳ"?
“Ông vua phóng sự Bắc kỳ” chỉ nhà văn Vũ Trọng Phụng. Ông có năng khiếu ở lĩnh vực phóng sự và tiểu thuyết. Nhiều phóng sự của ông đã gây tiếng vang lớn thời bấy giờ khi bóc trần hiện thực xã hội như: Cạm bẫy người (1933) viết về nạn cờ bạc bịp ở Hà Nội; Kỹ nghệ lấy Tây (1934) viết về nghề lấy Tây để nuôi thân; Cơm thầy cơm cô (1936) viết về những người đi ở... Ngoài ra ông để lại nhiều tiểu thuyết hiện thực phê phán có giá trị như: Giông tố, Số đỏ... Ảnh: Bìa sách Cạm bẫy người. |
Câu 7: Trạng thái của con nai vàng trong bài thơ "Tiếng thu" của Lưu Trọng Lư?
Trong bài thơ Tiếng thu của nhà thơ Lưu Trọng Lư, khi nói về hình ảnh giao mùa, có hình ảnh con nai vàng được nhà thơ miêu tả là: “Con nai vàng ngơ ngác./ Đạp trên lá vàng khô”. Ảnh: Bìa album nhạc Tiếng thu của Phạm Duy. |