Phát biểu trước Quốc hội Malaysia hôm 28/7, ông Willie Mongin, Thứ trưởng Công nghiệp Cây trồng và Thương phẩm, cho biết: "Chính phủ cam kết sẽ tiếp thị khẩu hiệu này trong nước và trên thế giới".
Khẩu hiệu này thay thế cho chiến dịch trước đó có tên "Love my palm oil" (tạm dịch: Hãy yêu dầu cọ của tôi) được triển khai tại Malaysia vào năm 2019. Chiến dịch nhằm khơi dậy niềm tự hào dân tộc đối với sản phẩm dầu cọ Malaysia giữa lúc sản phẩm này bị chỉ trích rộng rãi trên thị trường quốc tế, theo Reuters.
Malaysia là quốc gia sản xuất khoảng 28% sản lượng dầu cọ thế giới và 33% lượng dầu cọ xuất khẩu toàn cầu. Khẩu hiệu mới nhằm chống lại các nhà vận động hành lang tại Liên minh châu Âu (EU), nơi tiêu thụ lượng lớn dầu cọ nhập khẩu từ Malaysia.
Một số nhóm hoạt động vì môi trường cho rằng ngành công nghiệp dầu cọ đang tàn phá rừng và động vật hoang dã. Ảnh: Reuters. |
Năm 2019, EU quyết định loại bỏ dầu cọ khỏi ngành năng lượng tái tạo vào năm 2030 và dự kiến đặt giới hạn an toàn đối với các hợp chất thực phẩm tinh chế từ giàu thực vật, trong đó có dầu cọ.
Dầu cọ hiện là loại dầu thực vật phổ biến nhất trên thế giới, được các công ty đa quốc gia sử dụng để sản xuất nhiều sản phẩm từ ngũ cốc cho đến son môi và chất tẩy rửa.
Các nhóm hoạt động vì môi trường cho rằng quá trình sản xuất dầu cọ gây ra nạn phá rừng quá mức và giết hại động vật vốn có nguy cơ tuyệt chủng.
Dầu cọ là sản phẩm xuất khẩu lớn thứ tư của Malaysia. Ngành công nghiệp dầu cọ của nước này trị giá khoảng 60 tỷ USD, chiếm 4,4% tổng giá trị xuất khẩu của Malaysia trong nửa đầu năm nay.