Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Dấu ấn lớn trong quan hệ Việt - Nhật từ chuyến thăm của Thủ tướng

Trong 2,5 ngày thăm chính thức Nhật Bản, Thủ tướng có gần 50 hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc với các lãnh đạo chủ chốt và doanh nghiệp hàng đầu nước này, tạo ra những dấu ấn lớn.

Con so an tuong trong chuyen tham Nhat cua Thu tuong anh 1

“Các hoạt động đa dạng, phong phú của Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản một lần nữa thể hiện sự tự tin, năng động của Việt Nam”, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.

Trả lời phỏng vấn báo chí sau khi chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Ngoại giao khẳng định chuyến thăm đã đạt được những kết quả toàn diện, mang ý nghĩa chiến lược trong quan hệ hai nước.

- Chuyến thăm chính thức Nhật Bản đầu tiên kể từ khi Thủ tướng Phạm Minh Chính nhậm chức vừa kết thúc. Thủ tướng cũng là quốc khách nước ngoài đầu tiên được người đồng cấp mời thăm chính thức. Ông nhìn nhận thế nào về ý nghĩa của chuyến thăm lần này?

- Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính là chuyến thăm chính thức Nhật Bản đầu tiên của người đứng đầu Chính phủ và Thủ tướng cũng là vị khách nước ngoài đầu tiên của Chính phủ mới Nhật Bản.

Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là đối tác có ảnh hưởng ngày càng lớn trong các vấn đề khu vực và quốc tế.

Con so an tuong trong chuyen tham Nhat cua Thu tuong anh 2

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh: Nguyên Phúc.

Nhìn lại gần 50 năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao và đặc biệt hơn 30 năm đổi mới, Nhật Bản luôn tích cực tham gia hỗ trợ và đồng hành với Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, Nhật Bản là đối tác số 1 về cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA), số 2 về đầu tư, số 3 về du lịch, số 4 về thương mại của Việt Nam, là nơi cộng đồng gần 450.000 người Việt Nam sinh sống, làm việc.

Mục đích chính chuyến thăm của Thủ tướng nhằm tăng cường, củng cố quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản đi vào thực chất hơn, hiệu quả hơn, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân, doanh nghiệp và địa phương hai nước, nhất là trong bối cảnh cả Việt Nam và Nhật Bản đang phải khắc phục hậu quả của đại dịch Covid-19.

- Ý nghĩa của chuyến thăm trên từng lĩnh vực cụ thể là gì, thưa ông?

- Chuyến thăm của Thủ tướng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trên 3 phương diện.

Trước hết, chuyến thăm tiếp tục đưa quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản đi vào chiều sâu, nâng tầm và thúc đẩy các mặt quan hệ hợp tác giữa hai nước đi vào thực chất hơn, xứng tầm với quan hệ đối tác chiến lược trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, chính trị, ngoại giao, quốc phòng và an ninh…

Chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng nhằm tăng cường, củng cố quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Trong bối cảnh cả hai nước có nhu cầu phục hồi kinh tế để khắc phục hậu quả tiêu cực của đại dịch Covid-19, chuyến thăm góp phần thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác thiết yếu, phù hợp với nhu cầu và khả năng của hai bên trên các lĩnh vực về chuyển đổi số, hợp tác y tế, hạ tầng giao thông, chống biến đổi khí hậu, nông nghiệp công nghệ cao, đô thị thông minh…

Chuyến thăm còn là minh chứng sinh động về đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, Việt Nam là bạn bè tin cậy là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

- Sau 2,5 ngày với lịch trình đầy bận rộn, xin ông khái quát về những kết quả nổi bật đã đạt được và định hướng ưu tiên của hai nước trong thời gian tới?

- Chúng ta có thể thấy những con số ấn tượng từ chuyến thăm. Chỉ trong hai ngày rưỡi, Thủ tướng đã có gần 50 hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều lãnh đạo chủ chốt, các trường đại học và doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam, đại diện trí thức Việt Nam tại Nhật Bản.

Các thành viên của đoàn cũng có gần 20 cuộc gặp với đối tác để trao đổi sâu về lĩnh vực hợp tác chuyên ngành và hợp tác giữa các địa phương.

Kết quả của chuyến thăm không chỉ thể hiện ở những con số mà còn đạt được những kết quả toàn diện, tạo ra những dấu ấn lớn cho quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản.

Thứ nhất, hai bên đã xác định được những định hướng lớn và biện pháp cụ thể để làm sâu sắc quan hệ vốn đã rất chặt chẽ và sâu rộng; thống nhất phương hướng lớn để tiếp tục đẩy mạnh các lĩnh vực hợp tác quan trọng như tăng cường quan hệ chính trị, hợp tác quốc phòng an ninh, thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, phát triển nguồn nhân lực, phát triển bền vững…

Hai nước sẽ đưa hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư bước vào giai đoạn phát triển; tăng cường hợp tác trong lĩnh vực mà hai bên có nhu cầu và Nhật Bản có thể mạnh như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, hạ tầng chiến lược, nông nghiệp sạch, công nghệ cao…

Con so an tuong trong chuyen tham Nhat cua Thu tuong anh 7

Tiếp các doanh nghiệp, nhà đầu tư hàng đầu Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính cam kết Chính phủ Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp yên tâm đầu tư lâu dài. Ảnh: Nguyên Phúc.

Việt Nam và Nhật Bản cũng khẳng định sẽ tiếp tục thúc đẩy các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA của Nhật Bản cho giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19, nhằm đáp ứng những nhu cầu mới phát sinh và lợi ích của hai nước trong các lĩnh vực ưu tiên, bao gồm: Hạ tầng giao thông, hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, y tế và chuyển đổi số, có tính đến các ưu đãi, thủ tục tinh gọn.

Thứ hai, chuyến thăm đã giúp củng cố niềm tin, thắt chặt tình hữu nghị, nâng cao hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước. Trong suốt chuyến thăm, thông điệp “Việt Nam luôn coi Nhật Bản là bạn, là đối tác tin cậy, quan trọng hàng đầu” là thông điệp được nhiều lần nhấn mạnh.

Việt Nam và Nhật Bản sẽ tiếp tục thúc đẩy các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA của Nhật Bản cho giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Các nhà lãnh đạo, các đảng phái, người dân Nhật Bản cũng đón tiếp đoàn Việt Nam rất chân tình, trọng thị, nồng ấm, thể hiện tình cảm quý mến với đất nước, con người Việt Nam. Phía Nhật Bản tin tưởng vào tiềm năng, khả năng phục hồi và phát triển kinh tế của Việt Nam sau đại dịch.

Thứ ba, chuyến công tác đã đạt được những kết quả cụ thể, thúc đẩy hợp tác giữa các bộ, ban, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước. Các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước đã ký kết và trao đổi hơn 50 văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có thỏa thuận hợp tác trị giá nhiều tỷ USD.

Hai bên cũng thống nhất sớm mở lại đường bay giữa hai nước, áp dụng hộ chiếu vaccine, tháo gỡ những vướng mắc trong thực hiện vốn ODA, thúc đẩy các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm…

Trong các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, Thủ tướng đã gặp gỡ với lãnh đạo của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Nhật Bản. Sau khi nghe Thủ tướng giới thiệu về nỗ lực kiểm soát Covid-19 và thích ứng phục hồi kinh tế của Việt Nam, các tập đoàn, doanh nghiệp đều cho rằng thời điểm chuyến thăm rất có ý nghĩa trong việc thúc đẩy giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế sau đại dịch và đánh giá tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn.

Cũng trong chuyến thăm này, Nhật Bản công bố viện trợ bổ sung cho Việt Nam 1,5 triệu liều vaccine, đồng thời hai bên hất trí tăng cường hợp tác trong nghiên cứu sản xuất vaccine và thiết bị y tế. Ngoài ra, tập đoàn SMBC của Nhật Bản cũng đã đóng góp 1 triệu USD cho công tác phòng chống Covid-19 của Việt Nam.

Con so an tuong trong chuyen tham Nhat cua Thu tuong anh 9

3 ngày làm việc của Thủ tướng tại Nhật Bản

Trong 3 ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính có hàng chục hoạt động tại Nhật Bản. Ông là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên mà Thủ tướng Kishida Fumio tiếp đón kể từ khi nhậm chức.

Hơn 1,5 triệu liều vaccine do Nhật Bản viện trợ về đến sân bay Nội Bài

Số vaccine này được Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio công bố viện trợ cho Việt Nam trong cuộc hội đàm chiều 24/11 với Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Hoài Thu ghi

Bạn có thể quan tâm