Đất Mũi nhộn nhịp trở lại sau bão số 16 - Tembin
Thứ ba, 26/12/2017 09:04 (GMT+7)
09:04 26/12/2017
Sau một ngày đêm tránh bão, sáng 26/12, nhiều tiểu thương ở vùng cực nam tổ quốc đã ra chợ kinh doanh trở lại. Hàng nghìn người dân đi sơ tán cũng quay về nhà.
Sáng 26/12, chợ Đất Mũi ở huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) hoạt động trở lại sau khi bão số 16 - Tembin suy yếu.
Bà Nguyễn Thị Rết (quê Bến Tre) đến Đất Mũi mua bán được 10 năm. Tiểu thương này cho biết ngày 25/12, cả gia đình đến trụ sở UBND xã tránh bão. Sáng 26/12, Đất Mũi trời quang mây, không còn mưa nên bà Rết quyết định mổ một con heo mang ra chợ bán. Còn bà Nguyễn Thị Tòng, khách hàng nói rằng nhà không dự trữ thức ăn, may mắn là bão tan sớm nên tranh thủ ra chợ mua thịt.
Khu vực rau củ của chợ Đất Mũi cũng nhộn nhịp trở lại.
Chị Trương Mỹ Suốt cho biết mua rau từ TP Cà Mau từ hai ngày trước. 15h ngày 25/12, gia đình ngưng kinh doanh để trốn bão, sáng nay ra chợ mở lại hàng rau cải.
Các quầy hàng khác ở Đất Mũi mở cửa kinh doanh từ sáng sớm 26/12.
Dưới bến sông trước chợ Đất Mũi, hai ghe hàng bông chở đầy trái cây và rau củ từ Hậu Giang vừa cập bến.
Bà Trần Thị Bảnh cùng gia đình là khách thương hồ nhiều năm, chở hàng từ huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) sang Đất Mũi vào rạng sáng khi bão vừa tan. "Hôm nay mới hết bão nên khách chưa đông như mọi khi", bà Bảnh nói.
Ông Trần Công Trường, Chủ tịch UBND xã Đất Mũi, cho biết chính quyền địa phương đã cho người dân tránh bão về nhà vào sáng 26/12. "Bão thành áp thấp nhiệt đới nhưng người dân không được chủ quan. Bà con được về nhưng chúng tôi dặn dò là khi nào thời tiết an toàn thì mới được ra biển", Chủ tịch UBND xã Đất Mũi thông tin.
Gia đình chị Lâm Thị Sầm trở về ấp Xóm Mũi sau một đêm khó ngủ vì nơi trú bão đông người.
Ông Lý Dân (75 tuổi) được gia đình đón về.
Chị Phạm Thị Hớn (34 tuổi) ở ấp Kinh Đào Tây cho biết sáng nay chị và nhiều gia đình rất vui khi hay tin bão tan. Mọi người hối hả về nhà để bắt đầu công việc thường ngày sau những giờ lo lắng vì sợ bão đổ bộ.
Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực đoan. Bão có nhiều loại, nhưng ở Việt Nam, thuật ngữ "bão" thường được hiểu là bão nhiệt đới. Bão nhiệt đới là một trong các phân loại của xoáy thuận nhiệt đới, đặc trưng bởi một trung tâm có áp suất thấp, gió mạnh và cấu trúc mây dông xoắn ốc tạo ra mưa lớn. Các thành phần chính của bão bao gồm các dải mưa ở rìa ngoài, mắt bão nằm ở chính giữa và thành mắt bão nằm ngay sát mắt bão. Ở nước ta, mùa bão thường bắt đầu từ miền Bắc vào tháng 5,6 và di chuyển vào miền Nam cho đến hết tháng 12. Ba tháng 9,10 và 11 thường có nhiều cơn bão nhất. Trung bình, hàng năm có từ 4 đến 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới vào bờ biển nước ta.
Bạn có biết: Trên thế giới, bão thường mang tên phụ nữ và sau này cả tên nam giới, xoay vòng theo chu kỳ 6 năm (khi một cơn bão gây thiệt hại lớn, tên của nó sẽ được loại bỏ ra khỏi hệ thống đặt tên). Khu vực tây bắc Thái Bình Dương (trong đó có Việt Nam), bão có nhiều tên mới lạ của hoa lá, động vật, chim, thậm chí cả món ăn như Trami, Halong, Damrey (Con voi), Saola...
Sáng 26/12, bão số 16 - Tembin tan trên vùng biển phía nam Cà Mau. Thời tiết khu vực cực nam tạnh ráo, người dân bắt đầu trở lại nhịp sinh hoạt bình thường.
Chính quyền địa phương đã sơ tán 15.000 dân thị trấn Gành Hào và các xã ven biển huyện Đông Hải (Bạc Liêu) tránh cơn bão đổ bộ. Từ 14h chiều 25/12, Gành Hào trở nên hoang vắng.
Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ký kết 16 hợp đồng, với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD. Các đơn vị ký kết 17 thoả thuận hợp tác chiến lược giữa công nghiệp quốc phòng Việt Nam và doanh nghiệp của các nước có nền công nghiệp phát triển như Mỹ, Ấn Độ, Pháp, Bỉ.