Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Danh sách đen bí mật của Facebook

Theo các chuyên gia, danh sách các đối tượng nguy hiểm của Facebook thực chất là hiện thân từ chính sách đối ngoại của Mỹ.

chinh sach cua Facebook anh 1

Nhiều năm qua, Facebook đã duy trì một danh sách những cá nhân, tổ chức họ cho là nguy hiểm. Bản danh sách đen bí mật này được coi như cách giúp mạng xã hội kiểm soát nội dung xấu.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia chia sẻ với Intercept rằng Facebook nên công khai danh sách để làm rõ cách họ ứng xử với nội dung và những cá nhân, tổ chức bị cấm cửa.

Quy chuẩn của Facebook

Năm 2012, Facebook bắt đầu hạn chế việc trao đổi tự do sau khi nhận được cảnh báo từ Quốc hội Mỹ và Liên Hợp Quốc. Theo các cơ quan này, việc tuyển dụng khủng bố trực tuyến đang ngày một gia tăng trên mạng xã hội.

Trong nhiều năm, công ty cho thấy cố gắng bằng cách bổ sung điều khoản trong Tiêu chuẩn cộng đồng, đặc biệt là tạo nên danh sách “Các cá nhân và tổ chức nguy hiểm” (DIO) nhằm ngăn chặn sự tuyên truyền của các tổ chức có hành vi khủng bố hay hoạt động tội phạm.

Bằng cách này, 3 tỷ người dùng nằm dưới sự quản lý của Facebook về quyền tự do ngôn luận, khả năng bàn luận hay đề cập tới các vấn đề mà nền tảng cho là nên bị cấm.

chinh sach cua Facebook anh 2

Một trang được công bố trong danh sách DIO của Facebook. Ảnh: Intercept.

Chính sách DIO của Facebook cơ bản là một danh sách đen, bao gồm tên tuổi của hơn 4.000 cá nhân và tập thể. Những người được nhắc tới có nghề nghiệp đa dạng, từ chính trị gia, nhà văn, nghệ sĩ âm nhạc, nhân vật lịch sử đã qua đời đến các tổ chức từ thiện, bệnh viện.

Theo Intercept, các đối tượng được xếp vào các danh mục bao gồm Căm thù, Tội phạm, Khủng bố, Các phong trào xã hội quân sự hóa và Các tác nhân bạo lực phi nhà nước. Các danh mục này được tổ chức thành một hệ thống 3 bậc, mỗi bậc tương ứng với các hạn chế ở mức độ nghiêm trọng khác nhau.

Trong 3 cấp độ, Bậc 1 là giới hạn nghiêm ngặt nhất khi người dùng không được bày tỏ bất cứ điều gì được coi là khen ngợi hoặc ủng hộ về nhóm và những người trong cấp này, ngay cả trong các hoạt động bất bạo động (theo quyết định của Facebook).

Đối tượng trong Bậc 1 là các nhóm, thành viên bị cáo buộc là khủng bố (70%), căm thù và tội phạm. Danh mục tội phạm của Bậc 1 hầu như là các băng đảng đường phố người Mỹ, các băng đảng ma túy Mỹ Latinh, chủ yếu là người da đen và người Latinh.

Bậc 2, "Các tác nhân bạo lực phi nhà nước", chủ yếu là các nhóm phiến quân có vũ trang nhằm vào chính phủ thay vì dân thường, các phe phái chiến đấu trong nội chiến Syria. Người dùng có thể khen ngợi các nhóm trong bậc này vì các hành động bất bạo động nhưng không được thể hiện bất kỳ “sự ủng hộ đáng kể nào”.

Bậc 3 dành cho các nhóm không bạo lực nhưng liên tục có lời nói căm thù, có khả năng sử dụng bạo lực hoặc liên tục vi phạm chính sách DIO. Danh sách cũng bao gồm các Phong trào xã hội quân sự hóa, hầu hết là lực lượng dân quân cánh hữu chống chính phủ Mỹ, đa số là người da trắng. Người dùng Facebook có thể tự do thảo luận về đối tượng trong Bậc 3.

Bất bình từ công chúng

“Các danh sách dường như tạo ra hai hệ thống khác biệt, với các hình phạt nặng nhất được áp dụng cho các khu vực và cộng đồng tập trung đông người Hồi giáo”, Faiza Patel, đồng Giám đốc của Trung tâm Tự do Công lý Brennan nhận xét về yếu tố nhân khẩu học giữa Bậc 1 và Bậc 3.

Ông cho rằng chính sách cho thấy Facebook - giống như chính phủ Mỹ - coi người Hồi giáo là nguy hiểm nhất.

Trả lời cho câu hỏi liệu có sự tác động của chủng tộc và tôn giáo trong việc xếp bậc hay không, người phát ngôn của Facebook khẳng định không chính phủ nào có cách tiếp cận cực đoan hơn họ khi nhắc tới các nhóm thù địch cực đoan và tổ chức khủng bố da trắng.

Chúng tôi không muốn những kẻ khủng bố, các nhóm thù địch hoặc các tổ chức tội phạm tồn tại trên nền tảng của chúng tôi

Brian Fishman, Giám đốc chính sách của Facebook về chống khủng bố và các tổ chức nguy hiểm

“Không giống như một số định nghĩa khác về chủ nghĩa khủng bố, định nghĩa của chúng tôi là bất khả tri đối với tôn giáo, khu vực, quan điểm chính trị hoặc hệ tư tưởng. Chúng tôi đã nhận định nhiều tổ chức có trụ sở bên ngoài khu vực Trung Đông và Nam Á là khủng bố, bao gồm các tổ chức tại Bắc Mỹ và Tây Âu”, đại diện Facebook cho hay.

Tuy nhiên, trong danh sách của mạng xã hội, số lượng các nhóm khủng bố được liệt kê có trụ sở ở Bắc Mỹ hoặc Tây Âu chỉ là vài chục trong số hơn một nghìn đối tượng.

Danh sách là một nắm đấm sắt cho một số cộng đồng, nhưng chỉ là thước đo với người khác

Ángel Díaz, giảng viên trường Luật UCLA

Dưới con mắt của các chính khách, chính sách DIO đã trở thành một hệ thống không thể chấp nhận được, gây nên sự trừng phạt bất lợi với một số đối tượng. Theo một chuyên gia, đây chỉ là một nỗ lực khác nhằm hạn chế quyền tự do cá nhân trên danh nghĩa chống khủng bố của Facebook.

Trước đó, Facebook từng nhiều lần từ chối công khai thông tin về chính sách nhưng rồi lại làm vừa lòng công chúng khi nói “muốn minh bạch nhất có thể”.

Mặc cho mục đích bảo vệ mọi người dùng Facebook đang sống tại Mỹ hoặc không, các chuyên gia đánh giá chính sách DIO và các quy tắc liên quan dường như thể hiện rõ ràng lo ngại chính trị, chính sách đối ngoại của Mỹ kể từ ngày 11/9.

Gần như mọi cá nhân trong danh sách đều bị Mỹ hoặc các đồng minh của Mỹ coi là kẻ thù hoặc mối đe dọa. Hơn một nửa trong số này bao gồm những kẻ bị cáo buộc là khủng bố nước ngoài.

chinh sach cua Facebook anh 3

Trụ sở của Facebook tại Menlo Park, California. Ảnh: Getty Images.

Ngoài ra, danh sách của Facebook còn cho thấy sự khác biệt khi định nghĩa "sự nguy hiểm". Theo Facebook, khái niệm này ám chỉ cả binh lính trẻ em Kashmir 14 tuổi đã qua đời, hơn 200 buổi biểu diễn âm nhạc, đài truyền hình, studio trò chơi điện tử, hãng hàng không, trường đại học y khoa đang nghiên cứu vaccine Covid-19 của Iran. Nhiều nhân vật lịch sử đã qua đời như Joseph Goebbels và Benito Mussolini cũng xuất hiện trong danh sách.

Một người quản lý nội dung đang làm việc bên ngoài lãnh thổ Mỹ đồng ý rằng danh sách phản ánh một quan niệm Mỹ hóa về sự nguy hiểm. "Các chỉ định dường như dựa trên lợi ích của Mỹ, và không đại diện cho thực tế chính trị ở các quốc gia đó", nhân viên này nói.

Dấu hiệu mất kiểm soát

Để thực thi quy trình kiểm duyệt, Facebook đã cung cấp một tài liệu nội bộ về những cá nhân và nhóm trong danh sách đen. Mặc dù có bộ nguyên tắc, nhiều nhân viên vẫn gặp khó khăn khi đây thực chất chúng chỉ bao gồm số ít các ví dụ thay vì định nghĩa chính xác.

Đừng quên rằng không có ai bỏ phiếu bầu cho Mark Zuckerberg, người chưa từng làm việc gì khác ngoài CEO Facebook

Jillian York, Giám đốc tổ chức Electronic Frontier Foundation

Một số lỗ hổng khó hiểu đã xuất hiện trong quá trình kiểm duyệt của Facebook. Về việc tuyên bố "Chúng ta nên xâm lược Libya" được xuất hiện trên nền tảng, người phát ngôn cho biết Facebook cho phép tranh luận về chiến lược quân sự và chiến tranh “vì đó là thực tế của thế giới chúng ta đang sống”. Một ví dụ khác về bài đăng được phép tồn tại trên Facebook là tuyên bố nhắm vào một cá nhân: "Chúng ta nên giết Osama bin Laden".

"Chúng tôi đồng ý rằng mình có thể và nên làm nhiều hơn nữa để ngăn chặn nền tảng bị lợi dụng để gây chia rẽ và kích động bạo lực ở thế giới thực", thành viên trong ban điều hành Alex Warofka viết sau khi Facebook tạo điều kiện cho một cuộc diệt chủng ở Myanmar.

Gần đây, chính sách DIO của Facebook còn va chạm với Taliban khi chính phủ do Mỹ hậu thuẫn ở Afghanistan bị lật đổ. Sau khi tổ chức này nắm quyền kiểm soát đất nước, Facebook đã ngăn cấm sự hiện diện của Taliban trên ứng dụng.

chinh sach cua Facebook anh 4

Facebook của CEO Mark Zuckerberg đang đối diện với một chuỗi sự kiện bất lợi.

Trong trường hợp này, Facebook không chỉ kiểm duyệt sự lãnh đạo chính trị ở một quốc gia mà còn đặt ra những hạn chế nghiêm trọng trong quyền tự do thảo luận của công chúng. “Một nhà bình luận có thể ca ngợi lời hứa của Taliban về một chính phủ toàn diện ở Afghanistan trên truyền hình, nhưng không phải trên Facebook”, Patel nói.

Trong hai thập kỷ vừa qua, nhiều người trên thế giới đã tìm hiểu về các sổ cái bí mật như danh sách theo dõi và cấm bay. Nhưng với chuyên gia về tự do ngôn luận Jillian York, Facebook đã đạt đến điểm không chỉ tuân thủ hoặc sao chép các chính sách của Mỹ mà sẽ còn vượt xa họ.

“Chúng ta đừng bao giờ quên rằng không ai bỏ phiếu bầu chọn Mark Zuckerberg, một người chưa từng đảm nhiệm bất cứ công việc nào khác ngoài CEO của Facebook”, York nhận xét.

Những điều Mark Zuckerberg không nói với nhân viên

Bài đăng trên trang cá nhân của CEO Facebook cố tình né tránh sự thật rằng mạng xã hội này là nơi dung dưỡng cho nội dung thù địch, bạo lực và xâm hại trẻ em.

Mark Zuckerberg xuất hiện trên bìa TIME giữa làn sóng chỉ trích

Facebook giúp Mark Zuckerberg lần thứ 2 xuất hiện trên bìa tạp chí TIME từ năm 2010, nhưng câu chuyện sau 11 năm đã khác.

Tài liệu cũ có thể gây nguy hiểm cho Mark Zuckerberg và Facebook

Những tài liệu ghi chép của Mark Zuckerberg từ năm 2006 có thể gây họa cho Facebook. Đây là nguồn tư liệu quan trọng liên quan đến vụ bê bối Cambridge Analytica.

Tuấn Linh

Theo Intercept

Bình luận

Bạn có thể quan tâm