Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dành kinh phí lớn nhất từ trước đến nay để phát triển hạ tầng ĐBSCL

“Trong nhiệm kỳ này, Nhà nước dành nguồn kinh phí phát triển hạ tầng vùng Đồng bằng Sông Cửu Long lớn nhất từ trước tới nay”, Thủ tướng cho biết.

Sáng 17/11, trong chương trình công tác tại Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khởi công dự án Đường vành đai phía Tây thành phố Cần Thơ (nối quốc lộ 91 và quốc lộ 61C).

Tại lễ khởi công, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Việt Nam đang thực hiện ba đột phá chiến lược gồm thể chế, nhân lực và hạ tầng, hướng mục tiêu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt, ban hành đồng bộ các cơ chế, chính sách thuận lợi nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững đối với thành phố Cần Thơ nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

ha tang o Can Tho anh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ khởi công dự án Đường vành đai phía Tây thành phố Cần Thơ. Ảnh: Dương Giang.

“Trong nhiệm kỳ này, Nhà nước dành nguồn kinh phí phát triển hạ tầng vùng Đồng bằng Sông Cửu Long lớn nhất từ trước tới nay”, Thủ tướng cho biết.

Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có nội dung quy hoạch mạng lưới đường bộ cao tốc, quốc lộ, đường liên tỉnh trục dọc và trục ngang kết nối vùng Đồng bằng sông Cửu Long qua địa bàn thành phố.

Người đứng đầu Chính phủ cho biết Trung ương, thành phố Cần Thơ đã và đang huy động nhiều nguồn vốn khác nhau để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại cả về đường bộ, đường thủy, đường biển, đường hàng không, đường sắt, để tăng cường kết nối trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long qua địa bàn thành phố, kết nối liên vùng với TP.HCM, vùng Đông Nam Bộ và cả nước.

Việc này nhằm tạo sức lan tỏa, động lực thúc đẩy liên kết hợp tác, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng.

Theo Thủ tướng, Đường vành đai phía Tây thành phố Cần Thơ được xây dựng sẽ hình thành trục vành đai ngoài rất quan trọng, kết nối các trục giao thông quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long như quốc lộ 91, quốc lộ 61C và quốc lộ 1A với hệ thống giao thông đô thị của thành phố, góp phần tạo nên hệ thống giao thông liên vùng, kết nối thành phố Cần Thơ với các tỉnh lân cận.

Ngoài ra, dự án còn tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, cảnh quan du lịch và khắc phục ùn tắc giao thông cho thành phố; tạo ra không gian phát triển mới cho Cần Thơ.

ha tang o Can Tho anh 2

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thực hiện nghi lễ khởi công dự án. Ảnh: Dương Giang.

“Dự án Đường Vành đai phía Tây thành phố Cần Thơ là dự án thực hiện thay đổi tư duy trong phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng phân cấp, phân quyền, phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, đi đôi với kiểm tra, giám sát. Trong đó, có sự kết hợp cả nguồn vốn Trung ương và nguồn vốn địa phương; thực hiện phân cấp quản lý, triển khai, kiểm tra, giám sát dự án từ Trung ương xuống cơ sở”, Thủ tướng chỉ rõ.

Để dự án sớm hoàn thành và phát huy vai trò, Thủ tướng đề nghị tạo thuận lợi các nhà thầu thi công và tư vấn giám sát; quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cải thiện tốt môi trường đầu tư kinh doanh, tạo sự thông thoáng, giải quyết nhanh các thủ tục hành chính cũng như các khó khăn vướng mắc của nhà đầu tư, doanh nghiệp trong thi công.

Bên cạnh đó, khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các vướng mắc phát sinh; tập trung quan tâm chăm lo ổn định nơi ở, thu xếp công việc và điều kiện sinh sống của gần 589 hộ dân bàn giao mặt bằng cho dự án.

Thủ tướng đề nghị thay đổi biện pháp thi công, cách làm, giảm đầu mối nhà thầu... để giảm thời gian thi công dự án so với kế hoạch, sớm đưa công trình vào khai thác.

Sau phát biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát lệnh và cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, thành phố Cần Thơ thực hiện nghi thức khởi công dự án Đường Vành đai phía Tây thành phố Cần Thơ.

Tuyến đường Đường vành đai phía Tây thành phố Cần Thơ có tổng chiều dài khoảng 19,4 km, trong đó có 24 vị trí cầu trung và nhỏ, một vị trí cầu lớn.

Tuyến đường đi qua quận Ô Môn, quận Bình Thủy, huyện Phong Điền, quận Ninh Kiều và quận Cái Răng; quy mô mặt cắt mỗi bên 19,5 m, trong đó phần mặt đường 11 m, vỉa hè 8 m; tổng mức đầu tư dự án hơn 3.837 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2021 đến năm 2026.

Những cuốn sách hay về đô thị, thắng cảnh Việt Nam

Hồn đô thị gồm 30 bài tùy bút được tuyển chọn từ bộ sách Sài Gòn - Chuyện đời của phố (5 tập) đã được xuất bản trong khoảng thời gian từ 2014 - 2018. Bộ sách đến nay đã được tái bản 5 lần.

Đất nước gấm hoa không đơn thuần là một atlas địa lý, mà như một cẩm nang hình ảnh sinh động, cô đọng về thông tin khi đề cập đến 63 tỉnh thành Việt Nam.

Nhiều nhà thầu bị cảnh cáo vì chậm tiến độ cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ

Công ty cổ phần xây dựng Đèo Cả, Trường Sơn, Cienco 4... nằm trong số các nhà thầu bị cảnh cáo liên quan đến tiến độ thi công cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ.

TTXVN

Bạn có thể quan tâm