Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đánh giá ROG Phone - smartphone chuyên game có đáng mua?

Ngoài cấu hình khủng, ROG Phone còn sở hữu nhiều tính năng đặc thù, nhưng như vậy liệu đã đủ để xóa đi định kiến "gaming phone không bằng iPhone" tồn tại thời gian qua?

Gaming phone - smartphone chuyên dụng cho chơi game xuất hiện từ giữa năm 2017 và bắt đầu có những sản phẩm cụ thể vào năm 2018. Nổi bật trong làng gaming phone có những cái tên như Xiaomi Black Shark, Razer, Pocophone...

Tuy vậy, những smartphone này chỉ tập trung vào cấu hình phần cứng chứ chưa thật sự đầu tư vào phần mềm trải nghiệm chơi game của người dùng. 

Tại triển lãm Computex 2018 tổ chức ở Đài Loan, Repuplic of Gamers (ROG) thương hiệu con của Asus đã ra mắt ROG phone, smartphone chuyên dụng cho game mobile. Đến nay, chiếc di động này mới được lên kệ ở Việt Nam.

Thiết kế tối ưu cho chơi game

Có thể nói đây là sản phẩm được đầu tư bài bản của ROG. Tuy vậy, các tính năng, cấu hình của sản phẩm này có phần hơi lố tinh thần của smartphone chơi game.

ROG phone thể hiện tinh thần game thủ từ vẻ ngoài. Mặt lưng được làm từ kính. Các đường nét trang trí khỏe khoắn, sắc cạnh. Logo ROG ở mặt lưng có thể đồng bộ và tùy chỉnh màu sắc RGB khá bắt mắt.

Đánh đổi cho thiết kế bóng bẩy là cảm giác trơn trượt khi cầm máy để chơi game. Khi chạy các game nặng, máy có nhiệt độ trên 35 độ C. Dù hỗ trợ quạt gắn ngoài nhưng vẫn khiến tay game thủ đổ mồ hôi, khó cầm nắm thiết bị. Vấn đề nhiệt độ là thứ cần được ROG giải quyết nhất nếu muốn làm gaming phone.

Cạnh trái của máy trang bị cổng USB-C kép. Đây là phần giúp ROG phone khác biệt với các smartphone gaming thông thường. Với trang bị này, game thủ có thể kết nối thêm nhiều phụ kiện chơi game. Bên cạnh đó, khi cầm máy ngang chơi game, người chơi vẫn có thể sạc mà không bị vướng tay.

Gaming phone Asus ROG anh 4
Máy bám vân tay và sinh nhiệt khá nặng từ mặt kính khi người dùng chơi game.

Ngoài quạt tản nhiệt Aeroactive đi kèm với máy, người dùng còn có thể mua thêm nhiều phụ kiện khác như màn hình đôi, gamepad và nhiều loại hub khác nhau để kết nối với cổng USB-C kép này. 

Cạnh phải máy là khu vực cảm biến AirTrigger. Với cảm biến này, game thủ có thể gán hai nút L1 và R1 cho các vị trí cảm ứng trên màn hình. Như vậy ngoài vuốt chạm, người chơi có thể nhấp vào cạnh trên. Tính năng này phù hợp với các game đa tác vụ, đặc biệt là Liên quân mobile và PUBG. Trong giao tranh, người chơi có thể thực hiện nhanh các thao tác ra chiêu...

Tính năng AirTrigger cũng hỗ trợ lưu lại vị trí cảm ứng theo profile của từng trò chơi khác nhau và vô hiệu hóa khi người chơi thoát khỏi game.

ROG phone trang bị cặp loa kép ở mặt trước cho chất lượng nghe tốt khi chơi game. Người chơi có thể phân biệt tốt hướng âm thanh trong trò chơi.

Cấu hình dư thừa với game di động

Công thức của smartphone gaming Android thường là chip đời mới nhất (Snapdragon 845), RAM trên 6 GB và dung lượng bộ nhớ trên 64 GB. Xét cho cùng đó là giới hạn cấu hình cao nhất mà một chiếc smartphone Android có thể đạt tới.

Với ROG lại khác, hãng làm việc trực tiếp với Qualcomm để có được con chip Snapdragon 845 có tốc độ cao nhất trong thế giới smartphone Android với 4 nhân xung nhịp 2,96 GHz và 4 nhân xung nhịp 1,7 GHz.

Bên cạnh đó, ROG phone trang bị màn hình AMOLED tần số quét 90 Hz, độ trễ 1 ms. Đây là màn hình AMOLED có tốc độ nhanh nhất trên thị trường smartphone.

Tuy vậy, tốc độ quét màn hình này có vẻ dư thừa khi xem trên một diện tích màn hình nhỏ và thao tác tay không thể đáp ứng kịp. Điều tương tự cũng từng xảy ra khi các hãng điện thoại đua nhau làm màn hình 4K, vừa tốn pin vừa khó cảm nhận được sự khác biệt.

Ngoài ra, ROG cũng không quên những game thủ chuyên nghiệp. Máy tích hợp tính năng stream game lên nền tảng YouTube và Switch. Game thủ có thể phát trực tiếp quá trình chơi hoặc ghi hình để phát lại.

Đồng thời, thiết kế bộ thu sóng, giao diện người dùng cũng được ROG chăm chút để phù hợp nhất với thói quen cầm máy và quan sát của game thủ.

Game di động liệu có còn di động?

ROG phone là chiếc điện thoại dành riêng cho game thủ. Những người sẵn sàng chi tiền để chiếm ưu thế trong các trò chơi trên di động. Tuy nhiên, chính việc "pay to win" này sẽ khiến game di động mất đi tính cơ động vốn có.

Trên diện tích nhỏ của smartphone, game di động có bản chất không quá đặt nặng tính chính xác và tốc độ cao. Bên cạnh đó, việc có thể sử dụng bàn phím, chuột, kết nối với điện thoại để chơi cũng làm game di động có nguy cơ trở nên nhàm chán, mất đi tính chất "chơi ở đâu cũng được" của game mobile.

Nếu thật sự cần chơi bằng chuột và bàn phím thì giải pháp giả lập Android đã tồn tại từ rất lâu. Tuy nhiên cộng đồng game thủ cũng không mấy hào hứng với cách chơi tự tạo ưu thế "dị hợm" này.

Trên thực tế, không tự gắn mác gaming phone nhưng iPhone lại được người chơi game ưa chuộng hơn cả. Máy có khả năng hoạt động ổn định với cấu hình không hề yếu. Tuy vậy, điều tạo nên thiện cảm cho iPhone trong giới game thủ chính là sự hỗ trợ của các nhà phát triển ứng dụng. 

Chạy trên một hệ điều hành dành riêng cho thiết bị, iPhone luôn được các nhà phát triển game tối ưu mọi thứ cho phần cứng. Điều này là rào cản lớn để các hãng di động Android phá bỏ nếu muốn trở thành smartphone gaming thực thụ.

Về phần ROG Phone, vì tối ưu cho việc chơi game, nên những mặt khác của chiếc di động này như chụp ảnh - quay phim hay cảm giác sử dụng những tính năng thường nhật sẽ không sánh được với những smartphone cao cấp trên thị trường. Đó là cái giá mà một game thủ lựa chọn ROG Phone cần cân nhắc để đánh đổi.

Đây là điều iPhone 3GS làm được vào năm 2019

Ra mắt từ 10 năm trước, iPhone 3GS dù đã bớt thông minh nhưng vẫn đáp ứng được những nhu cầu cơ bản như chơi game, nghe nhạc, lướt web, xem video, nghe gọi, nhắn tin.





Xuân Tiến

Bạn có thể quan tâm