Lần đầu tiên là ở AFF Cup năm 2008. Tại giải đấu cách đây 6 năm, tiền đạo sinh năm 1988 ghi 4 bàn thắng và nhận danh hiệu đồng vua phá lưới với Budi Sudarsono (Indonesia) và Agu Casmir (Singapore).
Đáng tiếc là trong trận chung kết lượt về năm ấy, Thái Lan bị Việt Nam gỡ hòa 1-1 bằng bàn thắng của Công Vinh ở những giây bù giờ cuối. Chung cuộc, người Thái nhận thất bại với tổng tỷ số 2-3. Trước đó, ở phút 21, Teerasil Dangda chính là người ghi bàn phá thế bế tắc.
Thất bại trước Việt Nam là lần thứ hai liên tiếp Thái Lan về nhì ở AFF Cup. Bốn năm sau trận chung kết bi kịch năm 2008, Voi chiến lại ngậm ngùi nhận ngôi á quân khi Dangda lên ngôi vua phá lưới. Lần này, thành tích của tiền đạo từng thi đấu ở Tây Ban Nha là tốt hơn với 5 bàn thắng.
Tuy nhiên trong cả hai trận chung kết với đối thủ kỵ giơ Singapore, Dangda đều tịt ngòi. Thua 1-3 ở lượt đi, Thái Lan chỉ thắng đối thủ được 1 bàn ở lượt về và nhìn đội tuyển đảo quốc sư tử vượt mặt ở thành tích vô địch Đông Nam Á (4 so với 3).
Tại AFF Cup 2016, Dangda tiếp tục thể hiện phong độ ấn tượng. Anh đang dẫn đầu danh sách ghi bàn với 5 lần phá lưới đối phương. Chân sút sinh năm 1988 nhiều khả năng còn đến 3 trận để nâng cao thành tích. Người xếp sau anh là đội trưởng Boaz Salossa của Indonesia đang có 3 bàn thắng.
Teerasil Dangda trước cơ hội phá kỷ lục ghi bàn nhiều nhất lịch sử AFF Cup. Ảnh: Getty. |
Tính sau 5 kỳ Tiger Cup và 5 kỳ AFF Cup, chỉ 4 lần đội vô địch sở hữu luôn vua phá lưới. Tiger Cup có 2 kỳ: 1996 (Netipong Srithong-in, Thái Lan, 7 bàn) và năm 2000 (Worrawoot Srimaka, Thái Lan, 5 bàn).
AFF Cup có 2 kỳ: năm 2007, Noh Alam Shah (Singapore) đi vào lịch sử giải đấu với 10 bàn, giành luôn danh hiệu cầu thủ hay nhất giải. Năm 2010, Safee Sali lên ngôi vương cùng Malaysia và 5 bàn.
Trong lịch sử Tiger Cup/AFF Cup, chưa có cầu thủ nào giành danh hiệu Vua phá lưới 2 lần ngoài Teerasil Dangda. Nếu tiếp tục đứng vị trí số 1 trong danh sách “dội bom” khi AFF Cup 2016 kết thúc thì chân sút này sẽ tạo nên kỷ lục mới không dễ cho bất cứ đối thủ nào bắt kịp.
Ngoài ra, với 2 bàn ghi được ở trận bán kết lượt đi trước Myanmar, Dangda cũng chỉ còn kém thành tích của Công Vinh tại AFF Cup đúng 1 bàn (14 so với 15), đồng thời kém kỷ lục của Noh Alam Shah 3 bàn.
Cần biết rằng đây mới là kỳ AFF Cup thứ ba trong sự nghiệp của Teerasil Dangda. Trước đó, anh từng dự kỳ 2008 và 2012. Vào các năm 2010 và 2014, chân sút 28 tuổi không tham dự vì bận phục vụ câu lạc bộ.