Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đằng sau việc Air Mekong ngừng bay

Air Mekong tạm ngừng bay từ ngày 1/3 không chỉ vì những khó khăn nội tại mà còn có những nguyên nhân bất khả kháng.

Đằng sau việc Air Mekong ngừng bay

Air Mekong tạm ngừng bay từ ngày 1/3 không chỉ vì những khó khăn nội tại mà còn có những nguyên nhân bất khả kháng.

 
Các hãng hàng không nội địa đều phải sử dụng cơ sở hạ tầng của tổng công ty hàng không Việt Nam.

Cha, con và cái chợ

Có một ông chủ lớn bỏ tiền xây một cái chợ. Mục tiêu ban đầu của việc xây chợ là phục vụ cho nhu cầu mua và bán của người dân và tiểu thương. Tuy nhiên, việc xây chợ tốn một số tiền không ít. Chưa kể, ông này còn phải thuê một đội ngũ quản lí chợ, thuê nhân công dọn dẹp vệ sinh sau mỗi phiên chợ. Do vậy, ông chủ cần phải thu hồi các khoản đầu tư trên.Vậy là việc xây chợ tới đây có hai mục đích: thứ nhất là phục vụ cho cộng đồng. Như lời ông chủ nói là mục đích chủ yếu nhất. Thứ hai là mục tiêu lợi nhuận.

Vì cái chợ này do ông chủ bỏ tiền xây, do ông tốn chi phí để vận hành. Do vậy các hoạt động trong chợ phải do ông điều phối. Các tiểu thương muốn kinh doanh ở các sạp/quầy trong chợ thì phải trả tiền thuê. Nguyên lí căn bản là các tiểu thương cứ đáp ứng các yêu cầu mà ông chủ đặt ra, trả tiền thuê và các khoản phí khác đầy đủ, đúng hạn thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp.

Một ngày, con ông chủ cũng ra chợ bán. Mọi phiền toái từ đây mà ra. Cái phiền toái xuất phát từ tư cách của đứa con và mối quan hệ với ông chủ:

1. Khi đã ra bán, đứa con trở thành đối thủ cạnh tranh với các tiểu thương khác đang bán ở chợ.

2. Trong quan hệ với ông chủ, đứa con không chỉ là khách hàng của ông như các tiểu thương khác, mà điều quan trọng là nó là ruột thịt của ông.

Ông chủ không thể nào đối xử với những tiểu thương khác giống như con mình được. Chí ít, ông cũng phải để cho con ông một chỗ tốt nhất trong chợ. Tiền thuê sạp/ quầy: con cái trong nhà tính làm gì. Vậy là con ông có một quầy khang trang nhất chợ. Nếu nó không phải trả tiền mặt bằng sẽ bán giá rẻ hơn một chút chả sao. Kết quả là sạp hàng của con ông thu hút được nhiều khách.

Câu chuyện về hàng không nội địa của Việt Nam hiện nay cũng như câu chuyện về cái chợ ở trên. Tổng công ty hàng không Việt Nam là ông chủ, Vietnam Airlines là đứa con mà các hãng hàng không tư nhân là các tiểu thương ngoài chợ. Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, mỗi doanh nghiệp mang trong mình những lợi thế so sánh nhất định. Cũng như các tiểu thương trong chợ, mỗi người sẽ có nguồn hàng riêng, cách bán hàng cũng khác nhau, giá cả cũng sẽ khác. Có một điều không chung giữa các tiểu thương là đều phải thuê sạp/quầy từ ông chủ.

Và chuyện cạnh tranh

Vấn đề cần phải làm rõ ở đây là giữa tuyên bố ủng hộ một thị trường hàng không nội địa cạnh tranh với việc thực thi trên thực tế như thế nào mới là chuyện đáng bàn.

Các hãng hàng không nội địa, đều phải cùng sử dụng cơ sở hạ tầng từ tổng công ty  hàng không Việt Nam. Nhìn từ góc độ chi phí sản xuất, nếu như chính sách mà tổng công ty hàng không Việt Nam áp dụng với các hãng là như nhau, có nghĩa các hãng hàng không cạnh tranh với nhau trong việc chiếm lĩnh thị trường dựa trên các yếu tố như chiến lược giá, cơ sở vật chất, con người... Điều đó cũng có nghĩa, ông chủ tổng công ty hàng không đang thực hiện đúng mục đích thứ nhất khi xây dựng “cái chợ” là phục vụ cho mục đích xây dựng một ngành hàng không nội địa cạnh tranh.

Như vậy, “đứa con” Vietnam Airlines muốn thắng các hãng khác trong cuộc cạnh tranh thì phải nâng cao năng lực cạnh tranh bằng các yếu tố khác.

Trong cách thức ngược lại, việc phân biệt đối xử giữa đứa con Vietnam Airlines và các hãng khác như VietJetAir, Air Mekong... theo hướng dành những ưu đãi cho con, tổng công ty hàng không đã gián tiếp tạo ra lợi thế riêng cho con mình xuất phát từ chiến lược đẩy chi phí biên của đối thủ lên cao. Cũng có nghĩa lợi thế cạnh tranh mà Vietnam Airlines có được ngoài phần thành quả của quá trình mà hãng này đầu tư còn xuất phát từ sự trợ giúp của tổng công ty  hàng không Việt Nam. Người ta nghĩ đến điều này từ câu chuyện năm 2008 Pacific Airline (giờ là Jetstar Pacific) đã có phản ứng mạnh trước việc tăng giá xăng của Vinapco theo khuynh hướng phân biệt giữa hãng này với Vietnam Airlines. Đó phải chăng đấy là một trong những biểu hiện của chiến lược đẩy chi phí biên ?

Quay trở lại với câu chuyện của Air Mekong, việc một hãng hàng không ngừng bay trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay là một điều rất bình thường. Quy luật của thị trường là những hãng kinh doanh kém hiệu quả thì phải bị đào thải. Nhưng vấn đề cần phải làm rõ ở đây là giữa tuyên bố ủng hộ một thị trường hàng không nội địa cạnh tranh với việc thực thi trên thực tế như thế nào mới là chuyện đáng bàn.

Tạm ngừng bay và sớm trở lại ấn tượng hơn

Air Mekong đã có khoảng 25.000 chuyến bay với hơn 1,6 triệu lượt khách an toàn và để lại nhiều ấn tượng khi tỉ lệ kín chỗ đáng mơ ước với trên 82%. Ngay trong những ngày cuối cùng trước khi tạm ngừng bay, Air Mekong vẫn đạt tỉ lệ kín chỗ lên tới 88%. Thông tin một số trang mạng cho rằng hãng Air Mekong lỗ tới 30 tỷ đồng/tháng là hoàn toàn sai. Tuy nhiên, dù đạt con số ấn tượng trên và doanh thu cũng khá cao (trung bình khoảng 80 đến hơn 100 tỷ đồng mỗi tháng), nhưng do chi phí đội lên quá lớn. Đây là lý do khiến hãng buộc phải tạm ngừng bay để đổi loại máy bay phù hợp hơn với thị trường Việt Nam, giảm được chi phí, tính toán lại chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả hơn.

Do bí mật kinh doanh, chúng tôi chưa thể tiết lộ loại máy bay mới và thời điểm chính xác sẽ trở lại, nhưng Air Mekong xin hứa với khách hàng chắc chắn sẽ trở lại với một tâm thế mới, đảm bảo phát triển bền vững, hiệu quả và tiếp tục phục vụ tốt hơn.

Ông Đoàn Quốc Việt - Chủ tịch BIM Group, công ty mẹ của Air Mekong.

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

Bạn có thể quan tâm