Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

Đằng sau câu chuyện thắng thua trên sàn đấu

Sàn đấu là nơi những câu chuyện đầy cảm hứng được viết nên bởi chính mồ hôi của người VĐV. Khóc cười sau một tiếng còi, thể thao không chỉ là những tấm huy chương và bảng tỷ số.

Bat bai anh 1

Sàn đấu là nơi những câu chuyện đầy cảm hứng được viết nên bởi chính mồ hôi của người VĐV. Khóc cười sau một tiếng còi, thể thao không chỉ là những tấm huy chương và bảng tỷ số.

Đôi khi chính những thất bại hôm nay sẽ tôi luyện nên một con người mạnh mẽ hơn trong tương lai, như chính câu chuyện của những vận động viên dưới đây.

Bat bai anh 2

T

rở về sau SEA Games 29, Công Phượng cùng đồng đội hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất trong màn mưa, ủ rũ như chính tinh thần của đội tuyển. Cống hiến những màn phá lưới ngọt ngào ở vòng loại, người hâm mộ đầy tin tưởng Công Phượng sẽ có một mùa giải thăng hoa.

Rốt cuộc, Phượng vẫn không thể làm nên kỳ tích. U22 cầm hòa cùng Indonesia và thất bại trước “đối thủ truyền kiếp” Thái Lan, chính thức đoạn tuyệt với giấc mơ về chiếc HCV mà tuyển nam bao năm nay chưa hề chạm tới.

Bỏ lỡ quả đá phạt trên chấm 11 m ở phút 65 - một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến U22 Việt Nam một lần nữa lỡ hẹn cùng giải đấu khu vực - có lẽ Phượng là người mang tâm trạng nặng nề nhất.

Có lẽ rất ít người biết rằng, một trong những thói quen của Phượng là sau trận đấu dù tốt hay dở, anh sẽ… ngủ vùi, không đọc báo, không lên mạng cho đến khi người ta thôi bàn tán về phong độ của các cầu thủ. Không phải Phượng nhát gan, mà bởi anh không muốn mình trở thành miếng mồi của truyền thông, đây cũng là cách để anh vượt qua những trở ngại tâm lý đã từng đè nặng đôi vai mình.

Sinh ra ở miền đất nghèo Đô Lương, xứ mà củ khoai sượng bẻ đôi cũng có thể trở thành đặc sản, từ nhỏ Phượng đã thể hiện ra một bản lĩnh đầy kiên cường. Yêu quả bóng tròn đến mức si mê, mỗi ngày anh được bố mẹ chở đi hơn 20 km trên chiếc xe đạp cà tàng để tập luyện. Trúng tuyển vào HAGL, ra sân và khoe được kỹ thuật, có lẽ chính bản thân anh cũng không ngờ được rằng, mình sẽ tạo ra một hiện tượng.

Từng có một thời gian, đội tuyển HAGL lứa Công Phượng, Xuân Trường đá ở đâu sân vận động ấy sẽ cháy vé, vỡ sân, dù có khi đó chỉ là vòng loại V-league. Ngay chính thời điểm bóng đá nước nhà bị quay lưng, các cầu thủ trẻ của HAGL đã “hồi sinh” tình yêu của người hâm mộ với lối đá tuy vẫn còn vụng về nhưng lại đầy lửa, đẹp mắt và nhiệt huyết.

Với nhiều pha qua người ngoạn mục, Công Phượng được đánh giá cao nhất trong các thành viên trẻ. Thậm chí, khi nói về đội tuyển ngày ấy, truyền thông và người hâm mộ hay gọi tắt HAGL là “lứa Công Phượng”. Nhưng chưa kịp chạm tay đến đỉnh vinh quang, Phượng vô tình trở thành nạn nhân của làn sóng truyền thông.

Bat bai anh 5

Trở thành gương mặt hút view cho báo chí lẫn quảng cáo, tất tần tật từ đời tư đến chuyên môn của Phượng đều bị mang ra mổ xẻ. Sự chú ý thái quá và cái mác “ngôi sao” trở thành chiếc áo quá rộng cho chàng trai trẻ tuổi. Trọng trách người làm bàn và thủ lĩnh của đội tuyển khiến Phượng mang trong mình quá nhiều áp lực.

Và rồi, anh xuống chân.

Mất phong độ trong một thời gian dài, bế tắc về chuyện đời tư, bị lên án về lối chơi cá nhân một thời làm nên tên tuổi, Phượng tưởng chừng như đã chạm đáy sự nghiệp.

Thế nhưng với bản chất kiên cường của một người con xứ Nghệ, Phượng học cách vượt qua kỳ vọng quá lớn mà người ta áp vào mình.

Anh không ra sân với tâm thế của một người nhất định phải tạo nên kỳ tích, lùi về sâu hơn, sẵn sàng kiến tạo thay vì dứt điểm trong tình huống cần thiết, Phượng như tìm lại được mình. Bùng nổ khi cần thiết, cá nhân lúc đột phá và trầm ổn theo tình hình, anh đã làm được nhiều hơn những gì mọi người vẫn nghĩ.

Cân bằng được tâm lý chính là bài toán lớn nhất mà Phượng phải làm. Đây chính là điều mà anh đã làm được trong những trận vòng loại SEA Games 29 với hàng loạt bàn thắng và pha kiến tạo.

Tiền đạo mang áo số 10 chia sẻ: “Em sẽ cố gắng cải thiện những pha dứt điểm để thi đấu hiệu quả hơn trong những trận sắp tới”. Ngay sau trận thua Thái Lan, Công Phượng cũng khẳng định: “Em và đội sẽ không mất tinh thần để trong tương lai, chắc chắn sẽ thành công”.

Bat bai anh 6

N

guyễn Trần Duy Nhất có lẽ là một trong những nghịch lý mà bất cứ ai đam mê võ đều thấy bất bình thay cho anh. Là con nhà nòi, chưa biết nói đã có thể hạ gục đối thủ, từng 7 lần vô địch thế giới nhưng anh chưa từng bước lên bục cao nhất của SEA Games.

Tiểu sử gia đình của Nhất khiến mọi người vừa nghe đã nể. Ông nội là võ sư Tấn Hoành, cha là võ sư Nguyễn Trần Diệu từng làm mưa làm gió làng võ những năm 1970. Mẹ của anh là Nguyễn Thị Ngọc Ánh - biệt danh Minh Ánh Ngọc, hậu duệ của đệ nhất quyền Anh ở Đông Dương vào thập niên 1940.

Với tài năng và nền tảng gia đình, Duy Nhất nhanh chóng trở thành võ sĩ Muay Thái số một tại Việt Nam. 7 lần nâng chiếc đai vô địch nghiệp dư thế giới hạng 60 kg, anh được gọi với cái tên rất đáng tự hào: “độc cô cầu bại”.

Nhưng điều khiến nam võ sĩ trăn trở nhiều nhất chính là đến nay anh vẫn chưa thể mang thành tích về cho nước nhà tại giải đấu khu vực. Cũng tại SEA Games 29, thất bại trước đối thủ Thái Lan lại một lần nữa khiến huyền thoại làng võ không thể chinh phục giấc mơ của mình.

Dù vậy, Duy Nhất vẫn luôn là một tấm gương điển hình cho nghị lực vươn lên và tinh thần kiên cường hiếm thấy. Với võ sĩ, điều cấm kỵ nhất chính là chấn thương. Và Duy Nhất lại phạm phải điều cấm kỵ ấy chỉ vì một lần quá nóng vội.

Anh kể lại: “Trong trận đấu vào tháng 8/2012, mong muốn kết thúc sớm trận đấu khiến tay tôi va chạm mạnh vào trán đối thủ. Trán lại là bộ phận cứng nhất của cơ thể. Sự nóng vội khiến tôi mất đi tính chính xác bởi pha ra đòn đó nếu trúng sẽ hạ knock-out đối thủ. Nhưng rồi chuyện không may xảy ra”.

Chính xác là không may bởi 6 tháng bế quan, anh chỉ có thể nhìn đối thủ của mình tiến xa hơn mà không cách nào theo kịp. Vượt qua búa rìu dư luận về một võ sĩ hết thời, Duy Nhất khiến tất cả mọi người bất ngờ khikhông ngồi yên đầu hàng số phận. Anh bất chấp chấn thương, tiếp tục đổ mồ hôi trên sàn đấu dù vũ khí lúc này chỉ là một cánh tay và đôi chân.

Bat bai anh 9Điều kỳ diệu đã xảy ra, 6 tháng sau chấn thương, Duy Nhất trở lại thi đấu và giành HCV Vô địch Quốc gia 2013.

Ghi dấu ấn lịch sử với tinh thần hiên ngang, chàng võ sĩ sinh năm 1989 chia sẻ: “Mỗi khi bước lên sàn đài, tôi hay nhớ lại những ngày tháng tập luyện vất vả, bản thân sẽ hít thở một hơi thật sâu và đánh hết khả năng để khi bước xuống mình không còn hối tiếc”.

Chưa một lần đạt vàng tại SEA Games, lý do của anh không hề xa lạ - bị trọng tài xử ép. Năm 2009 tại Lào, trận chung kết Duy Nhất đánh cho đối thủ người Thái choáng váng, chảy máu nhưng vẫn bị xử thua.

Năm 2013 tại Myanmar, trận bán kết gặp đối thủ người Lào, anh tiếp tục ra đòn khiến đối thủ không kịp đỡ. “Thi đấu áp đảo đến 70-30 nhưng tôi vẫn bị xử ép và thua”, anh nhớ lại. Thậm chí khi phán quyết của trọng tài vang lên, võ sĩ người Lâm Đồng đã bật khóc.

Năm nay, anh phải ép cân để thi đấu ở hạng mục 58 kg khiến lợi thế đòn đấm bị vô hiệu hóa. Tuy nhiên nhìn lại, anh vẫn giữ thái độ không phán xét, không tức giận mà vẫn điềm nhiên.

“Môn võ cảm tính nên tôi đã quen với việc xử ép. Cứ ra sàn đầu tôi sẽ chơi hết mình, thể hiện những gì mình có. Nhưng mình phải thắng chính bản thân, để người xem cảm thấy mình xứng đáng”, Duy Nhất nói.

Bat bai anh 10

T

rong lịch sử làng thể thao Việt Nam, một vận động viên có thể chơi nhiều môn không hiếm. Nhưng Nguyễn Văn Hùng là câu chuyện lạ, khi đồng thời đứng trên đỉnh vinh quang của cả 2 bộ môn: Taekwondo và bóng rổ.

Anh sở hữu 5 HCV SEA Games, 1 HCV và 2 HCB tại ASIAD, 2 lần giành quyền dự tranh Olympic, lọt vào tới tận tứ kết. Nhưng cũng trong thời gian bắt đầu tập Taekwondo cùng tuyển quốc gia, một niềm đam mê khác nảy sinh với anh, đưa anh chạm đến trái bóng màu cam.

Từ một bài tập bổ trợ thể lực, bóng rổ dần trở thành niềm say mê và năm 2007, khi từ giã nghiệp võ, Hùng chính thức sống cùng bộ môn này. Tới năm 2014, khi đầu quân cho Saigon Heat, sự nghiệp của anh dần tiến lên đỉnh cao. 

Bất chấp cái tuổi 36, anh vẫn được HLV Anthony Garbelotto sử dụng khá thường xuyên ở môn thể thao đòi hỏi sức bền thể lực kinh khủng. Chiều cao 1,95m tạo ra lợi thế đáng kể giúp cựu võ sĩ trở thành tượng đài bất bại trên sàn đấu. Hùng tấn công và phòng thủ đều hay với khả năng di chuyển linh hoạt, kỹ năng lách người điệu nghệ, ném rổ rất mạnh và chính xác.

Bat bai anh 13

Dù sự nghiệp luôn ở đỉnh thăng hoa nhưng tâm huyết của anh không chỉ là di lại dấu ấn cá nhân.

Hùng mong muốn vị thế của bóng rổ Việt nâng thêm một bậc nữa trên đấu trường quốc tế. Tại SEA Games 29, tuyển bóng rổ Việt Nam rơi vào bảng B với sự có mặt của Indonesia, Campuchia, Lào và Singapore.

Đây là bảng đấu không hề dễ dàng khi Indonesia và Singapore rất mạnh. Về chuyên môn, Nguyễn Văn Hùng thẳng thắn thừa nhận các đối thủ trong khu vực vượt trội hơn đội tuyển bóng rổ Việt Nam một bậc.

Vì vậy dù đội tuyển phải sớm dừng chân nhưng tinh thần của các vận động viên vẫn đầy tự tin, trung thành với sự nghiệp và ước mơ với bộ môn đầy mới mẻ này.

Công Phượng, Duy Nhất hay Văn Hùng có các câu chuyện khác nhau đằng sau những màn thắng thua trên sàn đấu. Nhưng sau tất cả, điều khiến họ vững vàng với đam mê chính là tinh thần của những người đàn ông kiên định, mang trong mình ý chí “bất bại”.

“Bất bại” không phải không bao giờ thua cuộc, càng không phải mãi mãi đứng trên đỉnh vinh quang; mà đó là dám đương đầu với thử thách để theo đuổi điều mình mong muốn, là lắng nghe bản thân và nỗ lực để hướng đến thành công.

Tinh thần “bất bại” ấy luôn tồn tại trong mỗi người, chỉ cần bạn để cho điều ấy lên tiếng, như cái cách những vận động viên của chúng ta đã và đang thực hiện. Công Phượng rồi sẽ đứng lên sau vấp ngã, Duy Nhất lại tiếp tục quay lại chinh phục mục tiêu cho đến khi không đủ sức và Văn Hùng vẫn tiếp tục theo đuổi trái bóng màu cam chừng nào còn có thể.

Cuộc đời không hoàn hảo, những phút giây suy sụp vì vụt mất chiến thắng là chuyện sớm muộn, phải đối mặt với loạt thử thách cũng là điều đương nhiên. Nhưng bằng bản lĩnh của người đàn ông bất bại, con đường để kiên định tiến lên luôn ở phía trước.

“Bất bại” cũng là tinh thần mà nhãn hàng Clear Men đang truyền tải đến giới trẻ. Clear Men tin rằng trong mỗi người chúng ta đều có một sức mạnh tiềm tàng vô cùng to lớn. Chỉ cần dám đương đầu với thử thách để theo đuổi đam mê, bạn đã là người “bất bại”. Hãy gạt qua những định nghĩa cũ và cùng Clear Men khám phá một khía cạnh mới của bất bại tại đây, rồi bạn sẽ nhận ra một “tôi bất bại” của chính mình.

Giang Hoàng Nhơn

Thiết kế: Trương Luật

Bạn có thể quan tâm