Một đám đông khổng lồ tụ tập bên ngoài chi nhánh Ngân hàng Duyên hải Dinh Khẩu vào ngày 6/11 khiến một người đàn ông họ Shi chú ý trên đường đi làm về nhà.
Khi ông về tới nhà ở Dinh Khẩu, thành phố cảng ở tỉnh Liêu Ninh, vợ Shi nói với ông rằng cô đã đọc trên mạng thấy ngân hàng đang gặp khó khăn. Những tin đồn dựa trên bài báo địa phương rằng một cổ đông lớn trong ngân hàng đang gặp khó khăn về tài chính.
Trong khi đám đông khổng lồ khiến Shi nản lòng với ý định quay lại ngân hàng vào ngày hôm đó, anh trở lại chi nhánh hai ngày sau để đáo hạn sớm khoản tiền gửi cố định 300.000 nhân dân tệ (42.500 USD).
"Chúng tôi đã tới năm thứ tư của tài khoản kỳ hạn 5 năm. Tôi buồn vì bỏ lỡ tiền lãi nhưng mẹ vợ tôi khăng khăng rằng không còn cách nào khác", anh nói với Nikkei Asian Review.
Tin đồn trên mạng đã dẫn đến đột biến rút tiền gửi tại các chi nhánh của Ngân hàng Duyên hải Dinh Khẩu vào tháng trước. Ảnh: Nikkei Asian Review. |
Đám đông tại một chi nhánh khác của Ngân hàng Duyên hải Dinh Khẩu vào ngày 6/11 đã khiến một chủ cửa hàng địa phương xếp hàng mặc dù đã có khoảng 1.000 người chờ đợi để vào trong.
"Lần rút tiền cuối cùng là vào lúc 3h sáng hôm sau", chủ cửa hàng nói.
Việc rút tiền đồng loạt làm cạn kiệt nguồn dự trữ tiền mặt của chi nhánh, khiến khách hàng thêm lo lắng. "Cuối cùng, họ chất đống tiền mặt cao một mét dọc theo bức tường phía sau các giao dịch viên", chủ cửa hàng nói.
Phần lớn những người tràn vào Ngân hàng Duyên hải Dinh Khẩu là người cao tuổi. Nhiều người cũng thiếu kiến thức cơ bản về các quy định và biện pháp bảo vệ ngân hàng, chẳng hạn như tiền gửi lên tới 500.000 nhân dân tệ mỗi người được chính phủ Trung Quốc đảm bảo.
Mọi việc chỉ lắng xuống sau khi phó thị trưởng nói chuyện với các phóng viên và 120 sĩ quan cảnh sát được triển khai, bắt giữ những người truyền bá tin đồn.
Vụ việc xảy ra sau sự cố ngày 29/10 ở Ngân hàng Thương mại Nông thôn Y Xuyên, phía đông bắc tỉnh Thiểm Tây, khơi mào bởi vụ bắt giữ chủ tịch một ngày trước đó.
Đột biến rút tiền gửi xảy ra phần lớn ở các cộng đồng nông thôn vào năm 2015 và 2016, trong bối cảnh áp lực mạnh mẽ đối với nền kinh tế Trung Quốc. Nhưng mối quan tâm bây giờ dường như cũng đang lan rộng đến các trung tâm đô thị.
Ngân hàng Duyên hải Dinh Khẩu và Ngân hàng Thương mại Nông thôn Y Xuyên đều có tỷ lệ an toàn vốn cao hơn những gì chính phủ yêu cầu. Không có lý do gì để tin rằng họ có nguy cơ phá sản. Nhưng họ phải đối mặt với những thách thức.
Ngân hàng Duyên hải Dinh Khẩu ở cùng thành phố với Ngân hàng Dinh Khẩu, lớn hơn cả về tài sản và số lượng chi nhánh. Khoản vay từ Ngân hàng Duyên hải Dinh Khẩu cho Tập đoàn HNA, cổ đông hàng đầu của nó, trong cuộc tái cấu trúc lớn đã tăng gần đây và tổng tài sản của nó đã tăng 40% trong năm ngoái.
Tình hình có một số điểm tương đồng với Ngân hàng Bao Thương, được quốc hữu hóa sau khi cổ đông hàng đầu Mingtian Group bị phát hiện đang chuyển tiền vào quỹ của mình.
Trong khi đó, xếp hạng tín dụng của Ngân hàng Thương mại Nông thôn Y Xuyên đã bị hạ từ A+ xuống AA- vào cuối tháng 7. Các khoản vay không phù hợp của nó đã tăng lên 2,95% tổng cho vay vào cuối năm 2018 từ 0,54% hai năm trước đó.
Các ngân hàng khu vực đang phải đối mặt sóng gió trên khắp Trung Quốc trong bối cảnh suy thoái kinh tế kéo dài bên ngoài các thành phố lớn. Ngân hàng Cẩm Châu, Ngân hàng Hoành Phong và Ngân hàng Cát Lâm đều đã nhận được hỗ trợ từ chính phủ hoặc một ngân hàng lớn hơn. Danh sách này dự kiến còn tăng lên.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã tiến hành kiểm tra áp lực thanh khoản của 1.171 ngân hàng với quy mô khác nhau như một phần của báo cáo tháng 11. Họ kết luận 159, hoặc 13%, sẽ sụp đổ nếu tăng trưởng kinh tế giảm xuống 4,15% và đồng nhân dân tệ suy yếu 4,23% so với USD.
Các tổ chức này sẽ không thể đảm bảo thanh khoản ngay cả sau khi bán trái phiếu chính phủ và các tài sản chính khác, báo cáo cho biết. Bởi vì các hoạt động ngân hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thanh khoản của họ, chính quyền Trung Quốc sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình.