Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dân thành thị khó bỏ thói quen đi chợ

Một khảo sát mới đây cho thấy người tiêu dùng Việt vẫn ưu tiên mua sắm truyền thống hơn sau khi đại dịch, song điều này không có nghĩa mua sắm trực tuyến sẽ thoái trào.

Một khảo sát cho thất người tiêu dùng Việt vẫn ưu tiên chọn kênh mua sắm truyền thống hơn. Ảnh: Quỳnh Danh.

Chia sẻ với Zing, chị Diệp Chi (23 tuổi, TP.HCM) thừa nhận bản thân chỉ chọn mua sắm trực tuyến với những mặt hàng có giá trị thấp hoặc giá ưu đãi cao. Còn với các sản phẩm có giá trị trên 500.000 đồng, chị thường tham khảo trên các nền tảng trực tuyến và ưu tiên ra cửa hàng để mua.

"Giờ đi lại cũng dễ, muốn mua gì thì cạnh nhà đều có cả. Không biết người khác như thế nào, với tôi để chi tiêu cho những sản phẩm có giá trị cao tôi thường có tâm lý phải cầm được, nắm được mới dám chi tiền", chị giải thích.

Thực tế, khảo sát của Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cũng cho thấy cả kênh phân phối hiện đại như siêu thị hay cửa hàng tiện lợi và các kênh phân phối truyền thống đều vẫn giữ sức hút đối với người tiêu dùng, bởi nó cung ứng hầu hết mặt hàng.

"Thói quen của người tiêu dùng hiện nay lựa chọn mua sắm thông qua sự kết hợp giữa phương thức truyền thống và kỹ thuật số, người tiêu dùng tham khảo thông tin sản phẩm qua các kênh trực tuyến nhưng lại muốn trải nghiệm mua sắm trực tiếp tại các siêu thị hay cửa hàng", báo cáo nêu rõ.

Theo báo cáo này, mua sắm đa kênh vẫn đang là xu hướng thịnh hành hiện nay cũng như trong tương lai. Điều này làm cho ranh giới giữa bán lẻ hiện đại và bán lẻ truyền thống dần trở nên mờ nhạt.

Trước kia, phần lớn nhà bán lẻ offline thường mở thêm kênh online để gia tăng nguồn thu và khách hàng hoặc chỉ để ứng phó với giai đoạn giãn cách xã hội do dịch bệnh. Trong khi đó, thời gian gần đây, nhiều nhà bán lẻ online đã có xu hướng mở cửa hàng offline nhằm thu hút khách hàng đến trải nghiệm trực tiếp sản phẩm.

Khảo sát của đơn vị này cho thấy nhiều hệ thống bán lẻ, cửa hàng, sạp chợ... đã tranh thủ cơ hội người tiêu dùng quay trở lại sau đại dịch Covid-19 để gia tăng nhiều phương thức bán hàng mới thích ứng với nhu cầu khách hàng. Đơn cử như việc đặt hàng qua zalo, thanh toán không tiền mặt qua ví điện tử hay chuyển khoản qua ngân hàng.

Đồng thời, điều này cũng cho thấy các kênh thương mại điện tử phải cần nhiều thời gian hơn cho việc vươn lên thống trị thị trường.

Báo cáo của Kantar Worldpanel cũng xác nhận năm 2022 tốc độ tăng trưởng của kênh bán hàng trực tuyến có dấu hiệu chững lại so với năm 2021. Dù vậy, kênh trực tuyến vẫn tăng trưởng hai con số (+16%), cùng với siêu thị mini (+22%) và cửa hàng chuyên doanh (+21%).

Các chuyên gia tại Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao nhận định điều này không có nghĩa mua sắm trực tuyến sẽ thoái trào, bởi một bộ phận lớn người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng trẻ đã có thói quen mua sắm online.

"Cùng với mức độ gia tăng thâm nhập của điện thoại thông minh, thiết bị di động và dịch vụ Internet, sự phát triển của thương mại điện tử, bán hàng online vẫn sẽ là một xu hướng tất yếu", đơn vị này dự báo.

Ngành FMCG năm qua chỉ tăng trưởng vì tăng giá

Kantar cho rằng 2021-2022 là hai năm khó khăn cho ngành FMCG Việt Nam khi sản lượng tiêu thụ chững lại sau đại dịch, giá trị thị trường tăng trưởng chủ yếu do tăng giá trung bình.

Cuộc chiến giành khách thuê giữa các trung tâm thương mại ở TP Thủ Đức

Với nguồn cung bán lẻ sôi động nhất ở TP.HCM những năm qua, TP Thủ Đức là nơi chứng kiến cuộc cạnh tranh gay gắt cả về khách thuê lẫn người mua sắm giữa các trung tâm thương mại.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Liên Phạm

Bạn có thể quan tâm