Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dân Mỹ lo âu vì sự xâm lấn của loài giun quái dị

Sự bành trướng của một loài giun ngoại lai có nhiều miệng dưới bụng đang khiến giới khoa học và dư luận Mỹ cảm thấy bất an.

Một con giun dẹt New Guinea. Ảnh:
Nhiều miệng phân bố bên dưới bụng của loài giun dẹt New Guinea. Ảnh: PEERJ

Giun dẹt New Guinea hay sán ốc sên (P. manokwari) không lớn và chỉ có hại đối với ốc sên, song người dân đã thấy chúng ở hạt Miami-Dade, bang Florida, Mỹ lần đầu tiên vào năm 2012, Yahoo News đưa tin. Chúng có thân màu đen, bụng trắng đục và chiều dày của thân chỉ đạt vài mm, nhưng chiều dài của chúng có thể lên tới 65 mm.

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) xếp giun dẹt New Guinea vào danh sách "100 động vật xâm lấn ngoại lai tồi tệ nhất". Chúng chủ yếu phân bố trên quốc đảo New Guinea nhưng nay đã phát tán sang ít nhất 15 quốc gia khác. Các nhà nghiên cứu đoán chúng phát tán bằng cách bám vào thực vật ngoại lai và ẩn náu trong đất.

Sau khi cuốn thân quanh ốc sên, giun dẹt New Guinea ăn thịt vật chủ bằng những "miệng" dưới bụng.

Theo các nhà nghiên cứu, giun dẹt New Guinea vô tình vào Mỹ hồi tháng 8/2012. Sau đó chúng thích nghi với môi trường mới và phát tán ra nhiều khu vực thuộc hạt Miami Dade ở bang Florida vào năm 2014. Giờ đây các chuyên gia lo ngại chúng có thể tiếp tục xâm lấn nhiều nơi khác trên lãnh thổ Mỹ và thậm chí sang cả Canada.

Jean-Lou Justine, một nhà khoa học của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Pháp, cảnh báo rằng sán ốc sên có thể xóa sổ mọi loài ốc ở châu Âu.

10 chuyện khó tin về động vật ký sinh trong người (kỳ 2)

Tay liệt và mắt mờ dần là triệu chứng mà một phụ nữ cảm nhận sau khi giun xâm nhập vào não cô, trong khi con gián chui vào tai một người đàn ông Australia khi anh ngủ.

Nguyễn Sương

Bạn có thể quan tâm