Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dân lo gánh nợ hàng trăm triệu khi thủy điện Hòa Bình xả lũ

Cá nuôi tại các bè nổi chết dần khi nước từ hồ Hòa Bình xả mạnh. Ngư dân trong vùng lo lắng trước cảnh của nả trong nhà "đội nón ra đi", nợ cũ chưa trả hết nay lại thêm nợ mới.

Dan nom nop lo tai san 'doi non ra di' khi thuy dien Hoa Binh xa lu anh 1

Sáng 13/6, đập thủy điện Hòa Bình bắt đầu xả lũ theo công điện của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai.

Dan nom nop lo tai san 'doi non ra di' khi thuy dien Hoa Binh xa lu anh 2

Cách đập xả lũ không xa, xóm chài của ngư dân Hòa Bình đang trong cảnh mênh mông nước.

Dan nom nop lo tai san 'doi non ra di' khi thuy dien Hoa Binh xa lu anh 3

13h, đập thủy điện mở thêm cửa xả lũ thứ 2, nước dâng ngày một lớn. Con đường bê tông ven sông không còn thấy rõ, nước ngập quá cổ chân người đi bộ.

Dan nom nop lo tai san 'doi non ra di' khi thuy dien Hoa Binh xa lu anh 4

Rời bè nuôi cá vào khu vực tránh nước cách đây 2 ngày, đàn cá của bà Hiên cũng bắt đầu chết dần, bà ngồi thẫn thờ trong cảnh chờ nước lên. "Đi ra đi vào là lại thấy cá nổi trắng. Ngư dân như tôi chỉ còn biết nằm vắt tay mà lòng như lửa đốt", bà Hiên nghẹn lời, đôi mắt đỏ hoe.

Dan nom nop lo tai san 'doi non ra di' khi thuy dien Hoa Binh xa lu anh 5

Bà Hiên nhớ lại cảnh tượng trắng tay từng xảy đến trong đợt xả lũ năm 2017, khi đó ngư dân ở đây chưa có sự chuẩn bị kịp thời. Năm nay có thông báo sớm hơn, bè cá được kéo vào khu vực tránh nước phía trong nhưng "không ăn thua", ngày nào cá cũng chết trắng, nổi khắp mặt hồ. Cả xóm chài cơ cực nay càng khó khăn khi luôn lo sợ tài sản "đội nón ra đi".

Dan nom nop lo tai san 'doi non ra di' khi thuy dien Hoa Binh xa lu anh 6

"Nhà nào ít thì mất vài chục triệu đồng, nhiều thì cả trăm triệu. Đập mà xả cùng lúc 4 cửa thì mất trắng là cái chắc. Nợ cũ còn chưa trả hết, lại vay thêm vốn mới để nuôi giống thì chừng nào mới thoát nghèo", ông Lương (người dân xóm chài), lo lắng.

Dan nom nop lo tai san 'doi non ra di' khi thuy dien Hoa Binh xa lu anh 7

Rác thải trôi dạt vào nhà bè thành từng mảng lớn.

Dan nom nop lo tai san 'doi non ra di' khi thuy dien Hoa Binh xa lu anh 8

Cá nuôi tại khu vực này chủ yếu là cá trắm, cá rô... Nguyên nhân khiến cá chết là vì nước đổ về là nước mới, dòng nước mạnh, chảy xiết khiến cơ thể chúng không thích nghi kịp thời.

Dan nom nop lo tai san 'doi non ra di' khi thuy dien Hoa Binh xa lu anh 9

Chị Bùi Thị Lăng (ngư dân) cho biết gia đình chị làm nghề đánh bắt. Cá giống là những con loại nhỏ, không bán được chị đem về nuôi nên vốn không lớn. "Nếu có mất thì nhà tôi chỉ mất công, mất sức. Nhưng nhiều hộ ở đây mất tới hàng trăm triệu. Trước đó chính quyền có đi khảo sát cho bà con làm bảo hiểm nuôi cá nhưng có nhà đủ điều kiện, nhà không. Rồi cả đợt mất trắng trước đó, họ cũng không được hỗ trợ nên nợ nần nhiều", chị Lăng chia sẻ.

Dan nom nop lo tai san 'doi non ra di' khi thuy dien Hoa Binh xa lu anh 10

16h30, nước vẫn tiếp tục dâng. Xóm chài im ắng. Thỉnh thoảng có tiếng những gia đình gọi nhau để cất xe đạp, xe máy lên cao.

Dan nom nop lo tai san 'doi non ra di' khi thuy dien Hoa Binh xa lu anh 11

Theo trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia, Bắc Bộ tiếp tục đón mưa vừa, mưa to và dông từ ngày 13 đến 15/6. Nhiều nơi có khả năng mưa rất to với lượng mưa phổ biến 40-80 mm, có nơi trên 120 mm. Theo đó, hồ sẽ được xả lũ liên tục để đưa về cao trình 105,0 m trước ngày 15/6. Trước khi xả lũ, mực nước thượng lưu hồ Hòa Bình ở cao trình 108.87 m, cao hơn mực nước cao nhất trước lũ là 3,87 m; lưu lượng về hồ 3.360 m3/s, lưu lượng xả 2.300 m3/s.

Nước mưa tràn vào nhà dân ở Hà Nội Dù đã được nâng cấp hệ thống thoát nước, mỗi khi trời mưa khu tập thể ở Hà Nội lại ngập sâu.

Người dân đi xem hồ Hòa Bình xả lũ

Nhiều người dân địa phương đổ ra bờ sông hóng gió, ngắm hồ thủy điện Hòa Bình xả lũ trước khi đón đợt mưa lớn.

Người Hà Nội co chân ngồi nhậu giữa mênh mông nước

Trận mưa lớn tối 13/6 khiến đường phố Hà Nội rối loạn, nhiều người nửa đêm vẫn "chôn chân" ngoài đường hoặc lội bì bõm trong nước ngập.

Vi sao Nha Trang ngap nang? hinh anh

Vì sao Nha Trang ngập nặng?

0

Chưa đến 20 ngày, hàng nghìn hộ dân ở Nha Trang hứng chịu 2 cơn lũ lớn. Hạ tầng thoát nước chậm hơn tốc độ đô thị hóa và việc điều tiết xả lũ chưa hợp lý được cho là nguyên nhân.

Thạch Thảo

Bạn có thể quan tâm