Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dân khóc ròng nhìn hàng trăm ha bưởi bật gốc sau lũ

Hàng trăm ha bưởi đặc sản Phúc Trạch (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) giờ chỉ còn là những mảnh vườn ngổn ngang, trơ gốc sau trận lũ lịch sử.

Buoi Phuc Trach bat goc hang loat sau su anh 1
Gần 15 năm nay, người dân nhiều xã thuộc huyện miền núi Hương Khê, đặc biệt xã Hương Trạch đã đầu tư vốn liếng, công sức vào trồng đặc sản bưởi Phúc Trạch. 3 năm trở lại đây, giống cây này đã cho bà con nguồn thu nhập ổn định, cuộc sống khấm khá hơn nhiều.

 

Buoi Phuc Trach bat goc hang loat sau su anh 2
Theo những người dân, do địa phương nằm dưới chân đập thủy điện Hố Hô, khi đơn vị này xả lũ nhanh, dòng nước quá mạnh đã khiến hàng chục ha bưởi Phúc Trạch bị thiệt hại. Vườn bưởi gãy đổ, bật gốc ngổn ngang, có những cây trôi mất chỉ còn lởm chởm dấu tích hố trồng.

 

Buoi Phuc Trach bat goc hang loat sau su anh 3
Bưởi ở xã Hương Trạch, huyện Hương Khê được trồng theo dự án năm 2001. Người dân bỏ thêm vốn, dày công chăm sóc mới cho quả đạt chất lượng. Bưởi trồng 5-6 năm mới bắt đầu thu hoạch. Và phải trồng từ 8 năm trở lên cây mới sai quả, cho năng suất và thu nhập ổn định

 

Buoi Phuc Trach bat goc hang loat sau su anh 4
Những cây bật gốc là cây trồng lâu năm, tán rộng khoảng 4 m, cao gần 5 m, cho rất nhiều quả. Bưởi giống Phúc Trạch đã có thương hiệu nhiều năm nay.
Buoi Phuc Trach bat goc hang loat sau su anh 5
Với 70 gốc bưởi, ông Phạm Quang Thiện (45 tuổi), trú thôn Phú Lập, xã Hương Trạch vụ vừa qua thu về hơn 200 triệu đồng.  Đang dự tính sau mưa sẽ cắt tỉa, chăm bón lại cho vụ sau. Thế nhưng, trong phút chốc phần lớn khu vườn bưởi của gia đình ông đã bị lũ cuốn bật gốc.

 

Buoi Phuc Trach bat goc hang loat sau su anh 6
Nhìn vườn bưởi hơn 50 gốc bật rễ ngổn ngang, bà Lê Thị Tuyết (48 tuổi), trú thôn Phú Lễ, xã Hương Trạch không cầm nổi nước mắt: “Vườn được đầu tư chăm sóc suốt 15 năm qua, nhưng chỉ mới cho thu hoạch và có đồng ra đồng vào được 3 năm nay. Đất sản xuất không có, nguồn thu của gia đình chỉ trông vào mấy sào bưởi này. Giờ lũ cuốn hết rồi, lấy đâu ra tiền cho 5 đứa con nheo nhóc ăn học, lấy đâu tiền mà chữa bệnh cho chồng”

 

Buoi Phuc Trach bat goc hang loat sau su anh 7
Cách đó không xa, ông Nguyễn Nho Sỹ (75 tuổi), thôn Phú Lễ đang cùng con trai và chị gái dọn dẹp rác đang quấn lấy những cây bưởi gia đình đã trồng bao lâu nay.

 

Buoi Phuc Trach bat goc hang loat sau su anh 8
Sau đợt lũ lần vừa qua, hàng nghìn hộ dân trồng bưởi huyện Hương Khê đã phải trắng tay. Được biết, bưởi ngoài cho thu nhập về quả còn cho nguồn thu lớn từ việc chiết cành (mỗi cành trung bình 80.000-100.000 đồng). Thế nhưng, trận lũ dữ đã làm gãy đổ hoàn toàn cây lớn, nguồn thu này cũng không còn trong vài năm tới.

 

Buoi Phuc Trach bat goc hang loat sau su anh 9
Anh Nguyễn Nho Toàn đang cố giúp cha mình, ông Nguyễn Nho Sỹ, đóng cọc trụ cho những cây nhỏ bị đổ ngã, với hy vọng chúng còn có khả năng sống. Riêng cây lớn ngã đổ gia đình anh không hy vọng phục hồi, nếu sống thì cây sẽ rất yếu, thậm chí không ra quả, nên đành cắt bỏ, đào gốc.

 

Buoi Phuc Trach bat goc hang loat sau su anh 10
Với những vườn bưởi thiệt hại này, người dân cho biết phải mất 3 - 4 năm để cải tạo và trồng mới lại. 

 

Trao đổi với Zing.vn, ông Cao Viết Hòa, Chủ tịch xã Hương Trạch, huyện Hương Khê cho biết: “Trận lũ vừa qua làm cho người trồng bưởi xã Hương Trạch chịu thiệt hại rất lớn. Đặc biệt vườn bưởi ở thôn Phú Lễ đã cho thu hoạch nhiều năm thì sau lũ tan hoang, xơ xác. Theo thống kê ban đầu, có hơn 25.000 gốc bưởi trên diện tích 115 ha của người dân bị thiệt hại nặng, ước tính thiệt hại về kinh tế khoảng 35 tỷ đồng".

Cuộc sống đảo lộn nơi 'rốn lũ' Hà Tĩnh

Lũ ập đến khiến vùng "rốn lũ" Hương Khê (Hà Tĩnh) ngập sâu trong biển nước. Cuộc sống của người dân nơi đây hoàn toàn bị đảo lộn.



Văn Trường - Phạm Hòa

Bạn có thể quan tâm