Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dân đầu cơ căn hộ trước ngưỡng phá sản

Việc ngân hàng ngừng giải ngân đối với nhà hình thành trong tương lai đồng nghĩa với khoản vay ưu đãicho nhà giá rẻ không còn khiến dân đầu cơ méo mặt.

Trong khi đó, các DN địa ốc cũng không còn được hỗ trợ ưu đãi để triển khai dự án nên giá nhà có thể tăng ở phân khúc này.

Hạn cuối năm

Đang đầu cơ 4 căn hộ chung cư giá rẻ ở Linh Đàm, anh Quang Hùng đang đứng ngồi không yên. Từ cuối năm ngoái, nhận thấy phân khúc nhà giá rẻ được nhiều người săn mua, cùng với việc những căn hộ này được vay ưu đãi nên anh Hùng rất yên tâm về mặt thanh khoản. 

Anh gom hàng đầu cơ mấy căn hộ. Đợt bán đầu tiên, anh đã kiếm được hơn trăm triệu, còn lại 4 căn anh đang tính để dành khi chủ đầu tư đóng tiền đợt hai sẽ “đẩy” nốt. Tuy nhiên, đúng thời điểm cần phải lướt thì thị trường đang chìm.

Thông tin ngừng cho vay gói ưu đãi tại dự án này khiến người mua đang dừng lại nghe ngóng. Nguy cơ anh Hùng mắc kẹt vì đầu cơ là rất lớn. Anh liên tục tìm hiểu các ngân hàng lớn giải ngân dự án trước đây như BIDV, Vietcombank đều từ chối. Ngân hàng dừng cho vay cũng đồng nghĩa với việc đóng hoàn toàn cơ hội đối với các khách hàng mua nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp và nhà giá rẻ.

Căn hộ giá rẻ đang gặp khó

.

Theo một nhân viên môi giới ở khu Linh Đàm, mấy ngày nay số lượng người mua nhà tìm hiểu tại dự án giảm rõ rệt, chỉ những người nào đủ khả năng tài chính, không vay ngân hàng mới xuống xem dự án. Còn lại các trường hợp người lao động, công nhân viên chức tại Hà Nội phải vay thêm các gói ưu đãi của ngân hàng đang đắn đo có nên mua hay không. 

Trước đó, số lượng những khách hàng mua nhà có nhu cầu vay là rất lớn. Hiện nay người dân mua nhà có giá dưới 1,05 tỷ đồng mỗi căn đều phải sử dụng tới gói vay 30.000 tỷ đồng

Tại dự án ở Đại lộ Thăng Long, nhân viên môi giới tư vấn: “Hiện nay, các ngân hàng đang chờ thông tư hướng dẫn, anh cứ yên tâm chỉ một thời gian ngắn là vay được mà. Mấy ngân hàng lớn không cho vay thì mình chuyển sang mấy ngân hàng cổ phần họ cũng cho vay ưu đãi, lo gì”.

Dân nghèo lại khó mua nhà

Thực tế, thời gian qua, nhiều dự án nhà giá rẻ đã dùng gói vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng như một chiêu để kích thích người mua nhà. Hàng loạt dự án nhà giá rẻ đáp ứng đủ điều kiện của gói vay này như mua nhà đất có giá trị dưới 1,05 tỷ đồng được tung ra thị trường. Tuy nhiên, do luật mới, các dự án này đang có nguy cơ hết sự hấp dẫn.

 Với những người thu nhập thấp, điều kiện khó khăn thì để tích lũy được 1 tỷ đồng mua nhà là điều quá xa vời. Tuy nhiên, với tầm khoảng 200-300 triệu đồng tích kiệm thì họ hoàn toàn có thể nghĩ tới việc mua nhà khi có gói 30.000 tỷ. 

Tại các dự án nhà giá rẻ, chủ đầu tư đã mở bán cách đây 1-2 năm, chính vì thế họ sẽ không có bảo lãnh của ngân hàng. Trong trường hợp không tiếp cận được nguồn vốn vay này, thì người mua nhà bình dân sẽ gặp phải khó khăn hơn trong việc tiếp cận nhà ở.

Người mua sẽ không còn cơ hội tiếp cận vốn giá rẻ

.

Theo luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty luật Basico, nếu nhà “chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng”, thì vẫn là hình thành trong tương lai, và bán trong thời gian đó thì vẫn phải có bảo lãnh. Còn nếu nhà đã “được nghiệm thu đưa vào sử dụng” rồi, thì đã xong, không cần bảo lãnh (chỉ bảo lãnh bàn giao nhà, chứ không bảo lãnh về chất lượng).

Đối với việc dừng gói 30.000 tỷ đồng, ông Đức phân tích, việc ngừng do không thực hiện được đúng quy định của pháp luật về việc nhận thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai và quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà theo luật Luật Nhà ở và NĐ 99/2015/NĐ-CP sẽ khiến người mua nhà điêu đứng, nhất là đã ký hợp đồng mua bán rồi.

Tương tự, với trường hợp nếu đã ký hợp đồng tín dụng, nhưng chưa giải ngân hết mà dừng lại, thì người mua nhà cũng “chết”. Chỗ này phải xử lý gia hạn thời hạn giải ngân, chứ không thể dừng vào 30/6 này như các văn bản hiện hành.

Luật sư Đức cho rằng: “Đúng nguyên tắc thì phải sửa Luật Nhà ở năm 2014”. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng cần vận dụng linh hoạt thì phải sửa Nghị định 99/2015 hoặc Thủ tướng phải có Chỉ thị hoặc các bộ Tư pháp, Xây dựng, Tài nguyên môi trường, NHNN phải ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai và cho phép tiếp tục thế chấp quyền tài sản liên quan đến nhà ở theo đúng quy định của Bộ luật Dân sự, nhưng lại không đúng với quy định của Luật Nhà ở.

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/285803/dan-dau-co-can-ho-truoc-nguong-pha-san.html

Theo D. Anh/VietnamNet

Bạn có thể quan tâm