Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đắk Lắk lên kịch bản cho 20.000 ca mắc Covid-19

Số ca nhiễm trong cộng đồng liên tục tăng, Đắk Lắk lập phương án điều trị cho bệnh nhân theo tháp 3 tầng.

Đến sáng 1/9, Đắk Lắk ghi nhận 1.085 ca mắc Covid-19 tại 15 huyện, thị xã, thành phố; trong đó 800 bệnh nhân đang điều trị.

Điều trị theo tháp 3 tầng

Để chủ động ứng phó với dịch diễn biến phức tạp, Sở Y tế Đắk Lắk đề nghị UBND tỉnh sớm ban hành phương án chi tiết năng lực điều trị bệnh nhân cấp độ 4, 5 của hệ thống y tế trong toàn tỉnh.

Theo đó, cấp độ 4 có từ 3.000 đến dưới 10.000 ca nhiễm trong cộng đồng; cấp độ 5 từ 10.000 đến 20.000 ca nhiễm.

Ngành y tế sẽ thực hiện việc phân loại, tiếp nhận, điều trị và chuyển tuyến bệnh nhân theo mô hình tháp 3 tầng. Lực lượng chức năng lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc trên diện rộng trong cộng đồng để kịp thời phát hiện, cách ly triệt để các trường hợp nhiễm bệnh, giảm ca mắc mới.

Lay nhiem cong dong tang cao anh 1

TP Buôn Ma Thuột test nhanh cho toàn thể người dân trên địa bàn. Ảnh: T.N.

Theo ông Phạm Ngọc Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, để phòng, chống, ngăn chặn hiệu quả dịch Covid-19, ngành y tế cần phối hợp với cơ quan chức năng rà soát công dân của tỉnh trở về từ vùng dịch. Từ đó, các ngành có dự báo diễn biến của dịch trong thời gian tới, chủ động lên phương án ứng phó phù hợp.

Về cơ sở y tế phục vụ điều trị bệnh nhân Covid-19, UBND tỉnh giao Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp Sở Y tế khẩn trương kích hoạt Bệnh viện dã chiến số 2 tại Trường Chính trị tỉnh với quy mô 1.000 giường bệnh; Bệnh viện dã chiến số 3 tại Ký túc xá Đại học luật Hà Nội, phân hiệu tại Đắk Lắk, với quy mô 500 giường bệnh, bảo đảm đáp ứng 2.500 giường điều trị tầng 1.

Đối với hệ điều trị tầng 2, lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk yêu cầu nâng quy mô của Trung tâm Y tế huyện Krông Búk lên 200 giường bệnh; Bệnh viện đa khoa khu vực 333, huyện Ea Kar lên quy mô 200 giường bệnh; Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh 100 giường bệnh.

Hệ điều trị tầng 3 gồm Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh 20 giường bệnh và tại Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên 90 giường bệnh.

Bên cạnh việc chuẩn bị phương án phòng, chống dịch và cơ sở y tế phục vụ công tác điều trị cho bệnh nhân Covid-19, tỉnh Đắk Lắk kêu gọi toàn bộ hệ thống y tế công - tư; hội nghề nghiệp thuộc lĩnh vực y tế; chuyên gia y tế; giảng viên, sinh viên đăng ký, tham gia vào hoạt động chống dịch của tỉnh.

Xây thêm bệnh viện dã chiến

Theo Sở Y tế Đắk Lắk, địa phương liên tiếp ghi nhận các ổ dịch trong cộng đồng với hàng chục ca nhiễm chưa rõ nguồn lây. Trong đó, bệnh nhân là người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 62,2%.

Để phòng, chống dịch bệnh, tỉnh Đắk Lắk đã thiết lập 4.851 tổ Covid-19 cộng đồng, tiêm vaccine phòng Covid-19 cho 131.874 trường hợp.

Lay nhiem cong dong tang cao anh 2

Đắk Lắk xây dựng thêm bệnh viện dã chiến để điều trị Covid-19. Ảnh: T.N.

Đắk Lắk hiện có 5 cơ sở y tế điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 gồm: Bệnh viện dã chiến số 1; Trung tâm y tế huyện Kông Búk; Bệnh viện đa khoa 333 (huyện Ea Kar); Bệnh viện Lao và bệnh phổi và Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên.

Với diễn biến dịch Covid-19 phức tạp và lây lan rộng trong cộng đồng, Sở Y tế Đắk Lắk đề nghị UBND tỉnh kích hoạt thêm 2 bệnh viện dã chiến mới tại Trường Chính trị tỉnh quy mô 700 giường (huyện Cư Kuin) khoảng 200 giường.

Ngoài ra, tỉnh cũng cho phép Bệnh viện đa khoa Cao Nguyên được chuyển đổi công năng và tiếp nhận điều trị bệnh nhân Covid-19 với khoảng 100 giường.

Đồng thời, các bệnh viện tuyến huyện kích hoạt 50% với khoảng 1.500 giường bệnh sang tiếp nhận và điều trị bệnh nhân Covid-19.

Người phụ nữ chống đối lực lượng chống dịch bị phạt 2 triệu

Người phụ nữ 50 tuổi ở Đắk Lắk ra đường khi không có lý do chính đáng. Lực lượng chức năng nhắc nhở, bà cởi bỏ khẩu trang và có thái độ thách thức.

Tây Nguyên

Bạn có thể quan tâm