Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đại sứ Mỹ: Việt Nam quyết tâm lớn trong cuộc chiến chống HIV

Đại sứ Mỹ Ted Osius và Tổng lãnh sự Rena Bitter đã đến thăm Trung tâm Tham vấn Hỗ trợ Cộng đồng HIV/AIDS quận 4. Đây là lần đầu đại sứ Mỹ tới cơ cở y tế về HIV/AIDS ở Việt Nam.

Một bệnh nhân nhiễm HIV nhận hồ sơ điều trị trong lúc Đại sứ Mỹ Ted Osius thăm Trung tâm Tham vấn Hỗ trợ Cộng đồng HIV/AIDS quận 4. Ảnh: Hải An
Đại sứ Mỹ Ted Osius tới thăm Trung tâm Tham vấn Hỗ trợ cộng đồng HIV/AIDS quận 4 tại TP HCM sáng nay. Ảnh: Hải An

Đại sứ Mỹ hoan nghênh việc Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong châu Á cam kết đạt mục tiêu 90-90-90 của Liên Hợp Quốc (LHQ); tức 90% người nhiễm HIV biết về tình trạng của bản thân, 90% người nhiễm sẽ được điều trị, và 90% người đang được điều trị sẽ giữ được tải lượng virus ở mức ổn định và thấp.

Nhiều ý kiến lo ngại rằng chương trình Tổng thống Mỹ về phòng chống HIV/AIDS (PEPFAR) bắt đầu cắt giảm viện trợ cho Việt Nam từ tháng 4/2016 và có thể kết thúc vào cuối năm 2017. Khi đó, kinh phí điều trị bằng ARV sẽ tăng lên khiến nhiều bệnh nhân có thể không thể đáp ứng được, dẫn đến số lượng ca lây nhiễm mới và tử vong cũng tăng.

Trả lời Zing.vn về vấn đề này, đại sứ Ted Osius cho biết: "Hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam trong lĩnh vực này không hoàn toàn kết thúc vào năm 2017. Cơ chế hỗ trợ của Mỹ trước đây là chúng tôi cam kết chắc chắn hỗ trợ đến hết năm 2017, sau đó chúng tôi phải xin phép quốc hội để tiếp tục giúp đỡ các bạn trong tương lai".

Theo đại sứ Ted, Mỹ vẫn mong muốn tiếp tục hỗ trợ Việt Nam "nhưng bản chất sẽ có thay đổi. Trước tiên, vẫn còn nhiều nước trên thế giới gặp khủng hoảng y tế và cần hỗ trợ. Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam đã sẵn sàng nắm lấy ngọn cờ trong vấn đề phòng chống HIV/AIDS bằng nỗ lực của chính mình".

"Tôi nghĩ các bạn cần nỗ lực rất nhiều để đạt được mục tiêu tham vọng 90-90-90 của LHQ. Phần lớn trách nhiệm bây giờ sẽ nằm trên vai Bộ Y tế và Việt Nam. Tuy nhiên, tôi cho rằng chúng ta cần huy động những nguồn lực khác trong xã hội. Như hôm nay, chúng ta thấy lực lượng đồng đẳng viên đã phát huy hiệu quả và không tốn kém. Các nhà tài trợ quốc tế luôn sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đạt những mục tiêu của mình", đại sứ Ted nói với Zing.vn.

Kể từ năm 1997, Mỹ đã hợp tác với Việt Nam trong các sáng kiến phòng chống HIV trong nước. Đến năm 2004, Mỹ chọn Việt Nam là một trong 15 quốc gia trọng tâm trong giai đoạn một của chương trình PEPFAR.

Đến nay, Mỹ liên tục hỗ trợ các biện pháp phòng chống, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS toàn diện, cũng như các ưu tiên củng cố hệ thống y tế của Việt Nam thông qua cung cấp dịch vụ và hợp tác kỹ thuật.

Ngoài ra, trong khuôn khổ PEPFAR, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã mở văn phòng tại TP HCM vào năm 2005. CDC trực tiếp hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật cho Trung tâm phòng chống HIV/AIDS TP HCM (PAC) nhằm nhân rộng các dịch vụ phòng ngừa, chăm sóc và điều trị HIV.

Trung tâm Tham vấn Hỗ trợ cộng đồng quận 4 là một cơ sở y tế được CDC hỗ trợ. Cơ sở này cung cấp các dịch vụ phòng chống HIV cho hơn 1.200 bệnh nhân HIV/AIDS mỗi năm. Đây là cơ sở cung cấp các dịch vụ tổng hợp từ tham vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện, đồng đẳng viên tiếp xúc cộng đồng, chăm sóc, chữa trị và điều trị duy trì bằng thuốc methadone.

Đại sứ Mỹ thăm cơ sở điều trị HIV tại quận 4 Sáng 16/10, Đại sứ Mỹ Ted Osius lần đầu tiên thăm Trung tâm Tham vấn Hỗ trợ Cộng đồng HIV/AIDS quận 4.

Đại sứ Mỹ thân mật cùng trẻ em thiếu may mắn

Trong chuyến thăm làng trẻ SOS tại Hà Nội chiều 10/9, Đại sứ Mỹ, Ted Osius đã trò chuyện thân mật và trao tặng mũ bảo hiểm cho các em nhỏ mồ côi, thiếu may mắn.

Đại sứ Mỹ đội mưa đi chùa báo hiếu cha mẹ

Chiều 28/8, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius và gia đình đã cử hành lễ Vu Lan để tưởng nhớ, báo hiếu công ơn cha mẹ tại chùa Quán Sứ, Hà Nội trong cơn mưa nặng hạt.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm