Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đại sứ Anh: 'Tham nhũng là trở ngại lớn ở Việt Nam'

Đại sứ Vương quốc Anh Giles Lever cho rằng, muốn diệt chuột tham nhũng cần phải có mèo hoặc thuốc chuột thật mạnh, nếu không "chuột được nuôi quá lớn sẽ đuổi ta ra khỏi nhà".

Quảng Ngãi chi tiền triệu mua thông tin chống tham nhũng

Tỉnh Quảng Ngãi sẽ chi tới 10 triệu đồng cho một thông tin có giá trị, phục vụ cho công tác phòng chống tham nhũng.

"Có ai trong chúng ta dám nói rằng trong cuộc chiến chống tham nhũng chúng ta sẽ chiến thắng?", ngài Giles Lever, Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam đặt câu hỏi mở đầu buổi Đối thoại về phòng chống tham nhũng lần thứ 13 tổ chức tại Hà Nội, sáng 26/11.

Đưa dẫn chứng về chỉ số PAPI (Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam) cho thấy dù người dân đã có cái nhìn cải thiện về công tác phòng chống tham nhũng, nhưng chỉ có 18% người dân tin rằng tham nhũng giảm xuống. 

Dẫn lại ví von “đánh chuột đừng để vỡ bình", Đại sứ Vương quốc Anh cho biết: “Với kinh nghiệm của mình, tôi thấy có nhiều nơi chuột được nuôi quá lớn nên vừa ăn hết tài sản vừa làm vỡ bình. Vì thế cần có một con mèo thật mạnh hoặc có thuốc chuột cực độc để diệt chuột, nếu không ta sẽ bị chuột đuổi khỏi nhà”.

Đại sứ quán Anh Giles Lever
Đại sứ Anh Giles Lever (giữa) trò truyện cùng Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh. Ảnh:  Công Khanh.

Ngài Giles Lever cho biết, các nhà đầu tư nước ngoài cũng cho rằng tham nhũng là trở ngại lớn ở Việt Nam so với Indonesia, Trung Quốc và thậm chí là Campuchia. "Doanh nghiệp có thể là nạn nhân của tham nhũng, cũng có thể là nguyên nhân và cũng có thể là đối tác trong phòng, chống tham nhũng. Việt Nam cần tiếp tục phối hợp giữa nỗ lực trong nước và hợp tác quốc tế để phòng chống tham nhũng hiệu quả hơn", Đại sứ Anh nói.

Con ông Truyền kê khai tài sản như thế nào?

Được bổ nhiệm vào vị trí Đội trưởng từ tháng 11/2012 nhưng đến tháng 3/2014, ông Trần Hoàng Anh (con trai ông Truyền) mới kê khai tài sản.

Nhắc lại sự có mặt có nhiều vị khách quốc tế có mặt tại đối thoại lần này, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Việt Nam thể hiện quyết tâm chính trị trong phòng chống tham nhũng. 

"Hiến pháp 2013 là minh chứng rõ ràng cho quyết tâm đó. Ở cấp độ quốc gia Việt Nam đã thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng do Tổng bí thư đứng đầu. Chính phủ cũng có chiến lược, có bước đi và định hướng rõ ràng trong công cuộc phòng chống tham nhũng", Phó thủ tướng nói.

Phó thủ tướng cho biết, Việt Nam đã thực hiện biện pháp trong phòng chống tham nhũng như  lấy phiếu tín nhiệm, chất vấn tại Quốc hội, công khai minh bạch và hiện đại hóa trong quản lý. giảm thủ tục hành chính trong thành lập doanh nghiệp, hải quan, thuế, đất đai…   

“Thái độ và tinh thần của Việt Nam với các vụ án tham nhũng rất rõ ràng: xử lý kiên quyết”, Phó thủ tướng khẳng định.

"Chúng tôi được nghe khá nhiều về các biện pháp phòng chống tham nhũng của Chính phủ Việt Nam. Nhưng Chính phủ sử dụng biện pháp nào để lượng hóa đo lường đạt được trong phòng chống tham nhũng?", ngài Haike Manning, Đại sứ New Zeland nêu câu hỏi.

Theo ông Trần Đức Lượng, Phó tổng Thanh tra Chính phủ, dù đo lường hiệu quả phòng chống tham nhũng là việc khó nhưng với nỗ lực của Việt Nam và sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế,  Thanh tra Chính phủ đã xây dựng thông tư số 111 để đánh giá.

"Sau thời gian thực hiện thông tư có những hạn chế nhất định, còn nhiều khái niệm hàn lâm. Sau đó, Thanh tra Chính phủ đã ban hành thông tư 04 đã khắc phục hạn chế của thông tư 111, đơn giản và khả thi hơn, đánh giá tình hình tham nhũng ở cả quy mô và tính chất", Phó tổng Thanh tra Chính phủ nói.

Chỉ thu hồi được 22,3%  tài sản bị tham nhũng

Tại báo cáo “Tiến triển trong công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014”, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ cho biết, những tiến triển thời gian qua tiếp tục khẳng định quyết tâm và hiệu quả thực thi các giải pháp phòng chống tham nhũng của Việt Nam.

Tuy nhiên, "tội phạm kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tín dụng, chứng khoán, quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản tiếp tục diễn biến phưc tạp, gây thiệt hại lớn".

Nguyên nhân được chỉ ra là do bất cập của chính sách, pháp luật trên một số lĩnh vực kinh tế - xã hội còn chậm. Việc tự phát hiện tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị còn yếu. Cơ chế bảo vệ và khuyến khích, khen thưởng nười tố cáo tham nhũng chưa đủ mạnh. Việc xử lý một số vụ án tham nhũng chưa kịp thời.

Ông Phạm Trong Đạt cũng thông tin, việc thu hồi tài sản tham nhũng đạt hiệu quả thấp. "Năm 2014, mặc dù giá trị tài sản thu hồi được trong các vụ án tham nhũng đã tăng lên so với năm 2013, nhưng mới đạt 22,3%" .

Một trong những giải pháp trong thời gian tới về phòng chống tham nhũng được ông Phạm Trọng Đạt nêu là “tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí, thực hiện công khai, minh bạch trong đời sống xã hội”.

Công Khanh

Bạn có thể quan tâm