Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đại lộ lát đá trên vỉa hè xuất hiện ở TP.HCM từ khi nào?

Ở các thành phố lớn, vỉa hè là một nơi độc đáo và đặc biệt. Nó kéo con người lại gần nhau hơn, cho chúng ta thấy muôn vẻ của đời sống.

Đời sống vỉa hè Sài Gòn là công trình nghiên cứu công phu về văn hóa, lịch sử và địa chí của giáo sư người Mỹ Annette Kim. Vỉa hè là không gian xã hội độc đáo, gắn với các đô thị. Cùng sự phát triển của thành phố hơn 300 tuổi này, vỉa hè đã có những thay đổi lớn. Quan sát sự thay da đổi thịt của hè phố, chúng ta nhận ra một phần hồn cốt của nơi mình đang sống.

Chốn mưu sinh đầy ắp chân tình

Mở đầu cuốn sách của mình, giáo sư Annette Kim đã nói vỉa hè ở Sài Gòn từ xưa đến nay không chỉ là không gian để đi bộ. Ở những con phố sầm uất, đông người qua lại, hè phố trở thành một “khu chợ nho nhỏ". Quan sát kỹ hoạt động mua bán của những người bán hàng rong trên vỉa hè, chúng ta có thể thấy được tinh thần tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách” của người Việt.

Ở nhiều nước, những người chủ của các căn nhà mặt tiền rất khó chịu khi phải chia sẻ khoảng không gian trước nhà mình cho những người bán hàng rong, còn ở TP.HCM thì lại khác.

Chủ nhà mặt tiền vui vẻ san sẻ với những người bán hàng rong vỉa hè phía trước nhà mình. Không chỉ có vậy, chủ nhà còn tốt bụng cho họ gửi đồ đạc, sử dụng điện, nước nếu cần, mà chỉ phải trả một khoản tiền rất nhỏ, nếu dùng ít, có khi còn được miễn phí. Nữ giáo sư người Mỹ gọi đây là “lối sống cộng sinh” ở vỉa hè.

Doi song via he Sai Gon anh 1

Sách Đời sống vỉa hè Sài Gòn của GS Annette M. Kim. Ảnh: N.N.

Nhà mặt tiền ở thành phố lớn đa phần là các cửa hàng, nếu cho người bán hàng rong “ngồi nhờ” ở trước nhà, chủ nhà sẽ thu hút được một lượng người đến với cửa hàng của mình, từ đó biến họ trở thành khách hàng tiềm năng.

Sáng sớm, vỉa hè và các con ngõ nhỏ trở nên nhộn nhịp. Người buôn bán bắt đầu dọn hàng cho một ngày mưu sinh vất vả. Đám khách quen và chủ quán chào hỏi nhau rộn ràng. Đôi khi, do đường xá ồn ã, người ta chỉ có thể giao tiếp với nhau bằng ánh mắt, hay một cái vẫy tay, nhưng chúng vẫn góp phần làm nên sự náo nhiệt của đời sống ở vỉa hè.

Tới TP.HCM, người ta dễ dàng bắt gặp những quán cóc được dựng lên với một cái xe đẩy và dăm bộ bàn ghế nhựa. Người ta ăn uống, nói cười và làm quen với nhau rất dễ dàng trong không gian mở, mang đầy sự dân dã, khoáng đạt đó. Lúc đông khách, nếu muốn có chỗ ngồi, hai người lạ sẵn sàng ngồi chung với nhau, qua một hai câu chào hỏi, cuộc trò chuyện với một người xa lạ bắt đầu.

Đời sống vỉa hè ở nơi đây là một ngoại lệ. Cái ngoại lệ ấy thể hiện qua sự đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau của những người dân hiền lành. Tinh thần tương thân tương ái lan tỏa giữa những người lao động luôn phải vất vả mưu sinh. Dù cho cuộc sống của họ ngày càng áp lực bởi quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số.

Tác giả Annette Kim đã khẳng định: Đời sống sôi động nơi vỉa hè đã làm nên nét đặc trưng của thành phố này, biến nó thành nơi “độc đáo, duy nhất trong các thành phố trên thế giới”.

Người bạn song hành cùng thành phố

Từ cuối thế kỷ 18, người Pháp đã xây dựng Sài Gòn thành thủ phủ của “xứ Đàng Trong”. Từ những năm 1860, các đại lộ lát đá ở vỉa hè đã xuất hiện ở Sài Gòn. Tốc độ xây dựng và đầu tư phụ thuộc vào tham vọng của vị đô đốc được chính phủ Pháp lúc đó bổ nhiệm làm thống đốc ở Sài Gòn và nguồn tài chính mà vị này nhận được.

Một trong những người có công lớn trong việc cải tạo diện mạo nơi đây là Đô đốc La Grandière, người đã tổ chức xây dựng một tòa nhà công quyền và 15.350 km đường phố.

Năm 1880, người Pháp lại bắt tay vào dự án xây dựng 10000 km đường ở Sài Gòn. Do địa hình nơi đây là một vùng trũng và đầm lầy, khiến cho kế hoạch này gặp nhiều khó khăn và không đạt được tiến độ đã đề ra. Lúc này, vỉa hè của Sài Gòn được xây dựng theo tiêu chuẩn của các đô thị ở Pháp, các vấn đề như thoát nước, giữ gìn vệ sinh hè phố được chú trọng.

Doi song via he Sai Gon anh 2

Trong sách có nhiều ảnh tư liệu về quá trình xây dựng và phát triển của đường phố ở TP. HCM. Ảnh: NN.

Người Pháp quy định việc giữ vệ sinh vỉa hè do chính quyền và người dân sở hữu bất động sản nơi mặt tiền khu phố đó cùng có trách nhiệm. Nếu để vỉa hè bẩn thỉu, làm mất mỹ quan, chủ của các căn nhà mặt tiền khu vực đó phải chịu trách nhiệm.

Ở thời kỳ này, người bán hàng rong trên hè phố đã bị cấm, nhưng “phép vua thua lệ làng” chủ của các căn nhà mặt tiền vẫn thương tình bỏ qua, và cho phép những người dân nghèo được buôn bán trước nhà của họ.

Tới năm 1923, Chính phủ Pháp lại cho xây dựng và tu bổ vỉa hè ở Sài Gòn. Bộ mặt của phố xá trở nên khang trang hơn. Vỉa hè và các con phố lớn nhỏ của Sài Gòn và khu vực Chợ Lớn sau này, không chỉ chịu ảnh hưởng của người Pháp, mà còn chịu sự tác tác động không nhỏ của cộng đồng người Hoa sinh sống ở đây.

Vỉa hè trở thành một bức tranh minh họa sống động cho sự giao thoa văn hóa đa dạng của thành phố này. Chính sự ảnh hưởng của các luồng văn hóa khác nhau đã tạo nên sự đặc sắc với nhiều nét khác biệt cho các ngõ phố nơi đây.

Có thể nói, vỉa hè ở nơi đây đã phát triển và song hành cùng thành phố hơn 300 năm tuổi này. Nó chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử đã diễn ra ở nơi đây. Vỉa hè dần trở thành một chứng nhân không bao giờ già cỗi của vùng đất hào sảng này.

Người TP.HCM sống tử tế, vì nhau và cho nhau

Tập truyện ngắn "Hỗn kỳ đài" là cái nhìn của nhà văn Tống Phước Bảo về Sài Gòn - TP.HCM sau quãng lắng vì cơn dịch bệnh.

Vi sao phu nu can di lam? hinh anh

Vì sao phụ nữ cần đi làm?

0

Ở góc độ xã hội: Một tập thể có sự đa dạng về giới, tức là nếu có thêm phụ nữ, thì sẽ giúp tập thể đó có được nhiều góc nhìn đa chiều hơn.

Thụy Oanh

Bạn có thể quan tâm