Hiện trường đào tạo 34 ngành ở lĩnh vực công thương. Ảnh: HUFI. |
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định đổi tên Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM. Theo đó, trường sẽ đổi tên thành ĐH Công thương TP.HCM từ ngày 1/7.
Thủ tướng giao Bộ GD&ĐT, Bộ Công thương, chủ tịch UBND TP.HCM và Đại học Công thương TP.HCM thi hành quyết định này.
Trước đó, năm 2022, Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM gửi văn bản lên Bộ Công Thương, đề xuất đổi tên trường này thành trường Đại học Công thương TP.HCM.
Bộ Công Thương đã đồng ý đề xuất và yêu cầu hoàn thiện hồ sơ, đề án đổi tên trường theo quy định, báo cáo Bộ GD&ĐT thẩm định, trình Thủ tướng xem xét và quyết định.
Với tên gọi mới, Đại học Công Thương TP.HCM hướng đến việc đào tạo đa ngành và đa bậc học, tập trung vào hướng ứng dụng và thực hành nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiện trường đào tạo 34 ngành ở lĩnh vực công thương.
Đại học Công Thương TP.HCM trực thuộc Bộ Công thương, được thành lập từ năm 1982, tiền thân là trường Cán bộ Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM. Khi đó, Bộ Công nghiệp Thực phẩm ban hành quyết định 986/CNTP về việc thành lập trường nhằm bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ kinh tế kỹ thuật cho ngành công nghiệp thực phẩm tại phía nam.
Năm 1986, đơn vị này nâng cấp thành trường Trung học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM. Năm 2001, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ký quyết định nâng cấp trường thành Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm TP.HCM và trở thành Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM vào năm 2010.
Sách về nghề giáo
Nếu độc giả có hứng thú với nghề giáo - một nghề nghiệp đặc biệt và đang trải qua những biến động lớn, mục Giáo dục giới thiệu một số lựa chọn:
Xin được nói thẳng (GS Hoàng Tụy) và Ước vọng cho học đường (GS Huỳnh Như Phương): Cuốn sách của hai nhà giáo tiên phong tại Việt Nam với nhiều suy nghĩ và những trăn trở của hai ông về tương lai nền giáo dục nước nhà.
Nghề giáo qua các tác phẩm thiếu nhi nổi tiếng: Tình thầy trò trong các tác phẩm văn chương nổi tiếng khiến độc giả cảm động bởi các nhân vật đã làm được những việc lớn lao, vượt xa chức trách của một giáo viên.