Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đại gia xin vay ngàn tỷ mua tàu cá nát: Xin ưu đãi quá đà?

Kế hoạch nhập 100 tàu cá cũ và xin vay ưu đãi 1.350 tỷ đồng, lãi suất 1%/năm, xin được ưu đãi thuế nhập khẩu, thuế VAT, thuế thu nhập DN là 0% của công ty Đức Khải khả thi đến đâu?

Vụ việc công ty cổ phần Đức Khải xin cơ chế hỗ trợ, ưu đãi thực hiện thí điểm trong việc đầu tư đội tàu 100 chiếc có công suất lớn từ 500 đến 1.500 mã lực chuyên dụng để đánh bắt, khai thác thủy-hải sản xa bờ đã làm ồn ào dư luận những ngày cuối tháng 7.

Theo công ty Đức Khải, mỗi chiếc tàu đánh bắt cá có công suất từ 400 đến 800 mã lực với giá trị khoảng 6 - 8 tỷ đồng, giá trị công cụ, ngư cụ, trang thiết bị trên tàu khoảng từ 2 - 3 tỷ đồng. Theo đó, tổng số tiền đầu tư cho 10 tàu cá khoảng 1.500 tỷ đồng, trong đó vốn tự có của công ty là 150 tỷ đồng.

Hình ảnh con tàu mà công ty Đức Khải sẽ mua.
Hình ảnh con tàu mà công ty Đức Khải sẽ mua.

Cơ sở để công ty này xin vay đầu tư là dựa vào cơ chế ưu đãi về tín dụng cho ngư dân được vay tối đa từ 70% đến 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới, nâng cấp tàu tùy thuộc vào chất liệu của vỏ tàu và tổng công suất máy chính, theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP (NĐ 67) vừa được ban hành ngày 7/7 của Thủ tướng Chính phủ, công ty Đức Khải xin vay 1.350 tỷ đồng, lãi suất 1%/năm trong 10 năm, năm đầu tiên được miễn lãi và chưa phải trả nợ gốc.

Tuy nhiên, theo NĐ 67 thì vốn vay ưu đãi chỉ được giải ngân đối với tàu đóng mới hay nâng cấp chứ không đề cập đến việc cho vay để nhập khẩu tàu cũ từ nước ngoài.

Theo công ty Đức Khải việc đóng mới tàu sẽ mất thời gian nên xin nhập tàu cũ, và cho rằng kỹ thuật công nghệ đóng tàu trong nước đối với các loại tàu vỏ sắt hiện nay vẫn chưa đáp ứng về kỹ thuật, tiến độ và giá thành. Cũng theo nghiên cứu một số tàu đánh bắt, khai thác hải sản được đóng mới bằng vỏ sắt có công suất từ 400-800 mã lực đã đưa vào sử dụng trong thời gian vừa qua vẫn chưa kiểm tra được tính ổn định và an toàn.

Trao đổi với PV về kế hoạch của công ty Đức Khải, ông Doãn Mạnh Dũng, Tổng thư ký Hội Khoa học kỹ thuật và kinh tế biển TP.HCM cho rằng, vỏ tàu sắt của Nhật có tuổi từ 18-20 năm là mục nát hết rồi. Nếu mua tàu cũ thì phải dưới 5 tuổi. “Ở Việt Nam một đội tàu con con ngay của Vinalines được hình thành cũng đổ bể do thiếu kinh nghiệm, vì nghề hàng hải là nghề thực tiễn chứ không phải nghiên cứu”, ông Dũng cho biết.

Đại gia vay nghìn tỷ mua tàu cá đồng nát 30 năm tuổi

Ông Đào Hồng Đức, Cục trưởng Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản cho biết, tàu cũ nhập về Việt Nam phải dưới 8 tuổi. Trong khi đại gia công ty Đức Khải xin nhập tàu gần 30 tuổi.

Bên cạnh đó, đối với nghề đánh bắt khi bắt được cá ngừ vấn đề giữ tươi cá là khó nhất trong khi công ty Đức Khải chưa từng hoạt động gì liên quan đến lĩnh vực biển, đánh bắt và chế biến thủy-hải sản. Không tính đến việc công ty Đức Khải đang muốn nhập tàu cũ đã qua sử dụng nếu tính năm sản xuất 1985 thì con tàu này cũ tới gần 30 năm, trong khi theo quy định, VN chỉ cho phép nhập tàu qua sử dụng 8 năm, chưa kể, công ty Đức Khải cũng xin ưu đãi thuế nhập khẩu tàu và thuế suất VAT bằng 0%.

Một chuyên gia kinh tế nhận định, cũng với cơ chế ưu đãi cho vay này thì những ngư dân được vay vốn họ cũng nhập tàu cũ hay mới thì phải nộp thuế nhập khẩu cũng như chịu 10% thuế VAT là không công bằng.

Để vay được vốn ưu đãi để đóng tàu mới hay nâng cấp tàu theo NĐ 67 dành cho tất cả ngư dân nhưng đòi hỏi họ phải có phương án kinh doanh và phải chờ danh sách phê duyệt của địa phương, phải là các chủ tàu có kinh nghiệm về đánh bắt xa bờ… từ đó ngân hàng mới dám xét duyệt. Trong khi công ty Đức Khải mới chỉ trình được quy mô đầu tư, mô hình thực hiện, xây dựng Nhà máy chế biến thủy-hải sản. Trong khi phương án kinh doanh và tìm đầu ra cho sản phẩm rất quan trọng lại không có. Hơn nữa, công ty Đức Khải chưa hề có kinh nghiệm trong việc khai thác, đánh bắt thủy-hải sản cũng như làm về lĩnh vực xuất nhập khẩu thủy-hải sản.

Đại gia Sài Gòn xin Thủ tướng nhập trực thăng, tàu cũ

Ông chủ bất động sản trình Thủ tướng, xin cơ chế ưu đãi thực hiện dự án nhập 100 tàu cá cũ cỡ lớn (công suất 500-1.500 CV), 2 ụ nổi, 2 trực thăng với tổng đầu tư 1.500 tỷ đồng.

Một lãnh đạo ngân hàng tại TP.HCM cho rằng, dù là cơ chế vay vốn ưu đãi nhưng để xét được vay thì ngân hàng cũng phải chỉ định một tổ chức giám định độc lập về những con tàu định nhập khẩu đó, nếu thấy đủ tiêu chuẩn mới xét, ngoài ra chủ đầu tư còn phải mua bảo hiểm cho tàu mới đủ điều kiện để vay.

Ông Doãn Mạnh Dũng cho biết thêm, việc công ty Đức Khải muốn đầu tư lớn thì rất hoan nghênh, nhưng trước tiên nên thí điểm với vốn tự có của công ty là 150 tỷ đồng mua 10 con tàu đánh bắt trong 6 - 12 tháng. Nếu mô hình của công ty Đức Khải hiệu quả, lúc đó có thể vay vốn để đầu tư mở rộng. Ngoài ra, công ty Đức Khải cũng xin ưu đãi luôn cả thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 10 năm đối với hoạt động của nhà máy sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy-hải sản kể từ ngày có thu nhập chịu thuế.

Với những việc xin ưu đãi về vốn đầu tư, về thuế nhập khẩu, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế VAT bằng 0% liệu có công bằng với những ngư dân vay vốn riêng lẻ, lãnh đạo ngân hàng trên cho biết.

Với mục tiêu lớn của công ty Đức Khải là thành lập một đội tàu tập trung khai thác ngư trường tại vùng biển chủ quyền của Tổ quốc, cũng như khuyến khích ngư dân bám biển, tạo việc làm có thu nhập ổn định. Mặc dù với ý tưởng tốt, nhưng tính khả thi của đề án này còn phải xem xét kỹ lưỡng.

Dự án mua 100 tàu cá của Công ty Đức Khải: Liệu có khả thi?

Theo Phó chủ tịch Hội nghề Cá VN Võ Văn Trác, dự án đầu tư 100 chiếc tàu để chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực thủy hải sản của Công ty Đức Khải là một dự án táo bạo, ít khả thi.

http://infonet.vn/dai-gia-xin-vay-ngan-ty-mua-tau-ca-nat-xin-uu-dai-qua-da-post139985.info

Theo Linh Lan/ Infonet

Bạn có thể quan tâm