Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đại gia xăng dầu Thanh Lễ lỗ đậm

Doanh thu bán hàng tăng mạnh nhưng giá nhập xăng dầu đầu vào ở mức cao khiến Tổng công ty Thanh Lễ phải kinh doanh trong tình trạng dưới giá vốn và lỗ đậm trong quý III.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III, doanh thu thuần của Tổng công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ (TLP) đã tăng tới 4,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 7.631 tỷ đồng.

Trong đó, doanh thu bán hàng đạt 6.630 tỷ đồng, chiếm 87% cơ cấu tổng doanh thu. Ngoài ra, nhà bán lẻ xăng dầu này còn ghi nhận gần 805 tỷ đồng doanh thu mảng kinh doanh bất động sản, chiếm 11%, còn lại là doanh thu từ các hoạt động khác như tài chính, dịch vụ.

Dẫu vậy, việc giá xăng dầu đầu vào ở mức cao đã khiến Thanh Lễ phải kinh doanh dưới giá vốn trong quý III, kết quả là công ty báo lỗ gộp 24,8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn lãi dương gần 49 tỷ đồng.

Trong quý này, doanh thu tài chính của công ty tăng lên 12 tỷ đồng, gấp 2,5 lần cùng kỳ. Trong đó, phần lớn lãi từ hoạt động này đến từ việc đánh giá chênh lệch tỷ giá (lãi 9,3 tỷ đồng).

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, chi phí tài chính của Thanh Lễ cũng tăng gấp 7,4 lần, tiêu tốn tới 56,5 tỷ đồng. Chủ yếu do phát sinh lãi vay lên tới 33,2 tỷ và lỗ chênh lệch tỷ giá 23 tỷ đồng.

XĂNG DẦU THANH LỄ BÁO LỖ NẶNG TRONG QUÝ III
Nguồn: BCTC DN; Tổng hợp
Nhãn Quý III/2021 IV Quý I/2022 II III
Doanh thu thuần tỷ đồng 1689 3602 4473 6468 7631
Lợi nhuận sau thuế
-8 62 61 35 -169

Để ghi nhận mức doanh thu tăng mạnh, Thanh Lễ cũng phải chi hàng trăm tỷ đồng cho các loại chi phí như bán hàng, quản lý doanh nghiệp. Hai khoản này đều tăng lần lượt 124% và 76% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sau khi trừ các loại chi phí, “trùm” xăng dầu khu vực Bình Dương báo lỗ sau thuế 168,6 tỷ đồng, gấp 21 lần con số lỗ cùng kỳ. Đây cũng là quý thua lỗ đầu tiên của đầu mối xăng dầu này trong năm 2022.

Giải trình về kết quả quý III, Thanh Lễ cho biết việc giá dầu thế giới đảo chiều liên tục và Nhà nước liên tục điều chỉnh giảm giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu trong quý III dẫn đến kết quả kinh doanh thua lỗ của doanh nghiệp. Trong khi nguồn hàng khan hiếm, chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam, từ nhà máy lọc dầu về cảng đều tăng cao, đồng thời các chi phí lãi vay, tỷ giá ngoại tệ cũng tăng, tác động tới kết quả kinh doanh của tổng công ty.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của công ty đạt 18.572 tỷ đồng và có lãi gộp 390 tỷ. Khoản lỗ nặng sau thuế quý III đã bào mòn toàn bộ lợi nhuận công ty thu về được trong nửa đầu năm trước đó. Kết quả là Thanh Lễ báo lỗ 9 tháng gần 70 tỷ đồng, trong khi năm ngoái vẫn lãi 51 tỷ đồng.

Tính đến hết 30/9, tổng tài sản của nhà phân phối và bán lẻ xăng dầu này đạt 8.510 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm.

Trong đó, nợ phải trả của công ty đạt 5.894 tỷ đồng, với 94% là nợ ngắn hạn. Hai khoản phải trả người bán ngắn hạn và phải trả ngắn hạn khác tăng đột biến so với hồi đầu năm, lần lượt đạt 1.366 tỷ đồng (+45%) và 2.436 tỷ đồng (+693%). Song, vay nợ của công ty giảm 50%, thu hẹp còn hơn 1.400 tỷ.

Giữa trưa, người dân ở Hà Nội vẫn chật vật mua xăng

Tình trạng người dân xếp hàng dài đợi mua nhiên liệu bắt đầu xuất hiện phổ biến ở các cây xăng trong nội thành Hà Nội.

Vì sao thu ngân sách năm 2022 ước tính vượt dự toán?

Được Chính phủ giao chủ trì, Bộ Tài chính đã có báo cáo tiếp thu, giải trình về một số ý kiến liên quan tình hình thực hiện NSNN năm 2022 và kế hoạch năm 2023.

Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm