Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đại gia hàng hiệu thế giới đua sản xuất nữ trang

Hermès, Ralph Lauren, Gucci, Chanel và Dior... đều tung ra sản phẩm trang sức sang trọng. Từ nay, các tín đồ hàng hiệu có thêm lựa chọn mới: trang sức Louis Vuitton.

Đại gia hàng hiệu thế giới đua sản xuất nữ trang

Hermès, Ralph Lauren, Gucci, Chanel và Dior... đều tung ra sản phẩm trang sức sang trọng. Từ nay, các tín đồ hàng hiệu có thêm lựa chọn mới: trang sức Louis Vuitton.

Tuần này, các tín đồ sành thời trang của thế giới dành sự quan tâm đặc biệt đến chương trình trình diễn nổi tiếng ở Paris. Điểm nhấn quan trọng chính là bộ sưu tập nữ trang của Louis Vuitton. Thay đổi mới nhất trong danh mục các mặt hàng xa xỉ do Louis Vuitton sản xuất đại diện cho một xu thế quan trọng: những công ty sản xuất hàng xa xỉ “mềm” đang mở rộng cả hàng “cứng”.

Các hãng thời trang cũng tung ra thương hiệu trang sức riêng

Ngày chủ nhật vừa qua, Versace chính thức ra mắt bộ sưu tập trang sức. Trước đó, hồi tháng 3, Salvatore Ferragamo cũng tung ra bộ sưu tập trang sức. Tương tự như vậy, trong vài năm vừa qua, Bottega Veneta, Hermès, và Ralph Lauren đều đã bước vào lĩnh vực sản xuất và kinh doanh trang sức, tiếp bước Gucci, Chanel và Dior.

Ông Hamdi Chatti, giám đốc bộ phận kinh doanh đồng hồ và trang sức của Louis Vuitton, khẳng định chiến lược mở rộng mặt hàng kinh doanh của hãng được đưa ra để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng. Ông còn cho biết hãng đang có kế hoạch mở rộng thêm nhiều cửa hàng tại các thành phố nổi tiếng thế giới, từ New York cho đến London, Hong Kong: “Chúng tôi thực sự muốn phát triển lĩnh vực này”.

Ông Gian Giacomo Ferraris, CEO của Versace, cũng xác nhận cho kế hoạch mở rộng nhiều cửa hàng kinh doanh trang sức riêng của hãng. Thomas Chauvet - chuyên gia phân tích về thị trường hàng xa xỉ tại Citibank, dự báo: “Tiềm năng phát triển của thị trường trang sức cực kỳ lớn, nếu tính đến quy mô thị trường khoảng 150 tỷ USD và giành được 5% thị phần thôi, con số đã khoảng 7 tỷ USD.”

Trang sức có thương hiệu, loại trang sức được thiết kế theo phong cách và tên riêng, hiện chiếm khoảng 19% tổng quy mô thị trường nữ trang. Ngược lại, hàng da có thương hiệu hiện đang đóng góp tới 50% thị phần, đối với thị trường kính mắt, con số này ở mức khoảng 38%.

Dựa theo các tính toán trên, ông Thomas Tochtermann, giám đốc tại McKinsey, tin rằng thị trường trang sức có thương hiệu có thể tăng trưởng gấp đôi về quy mô trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2020.

Bà Caroline Reyl, quản lý của quỹ Premium Brands ở Pictet, cho rằng tại Trung Quốc, nơi quy mô thị trường hàng xa xỉ dự kiến tăng trưởng 10% trong năm 2012, sẽ mang đến động lực phát triển quan trọng cho thị trường trang sức hàng hiệu. Gần đây, nhu cầu đồng hồ xa xỉ của Trung Quốc đã vượt Mỹ. Xu thế này dự kiến sẽ tiếp diễn với thị trường trang sức hàng hiệu.

CEO của Versace cho biết Trung Quốc là thị trường trang sức tăng trưởng mạnh nhất của hãng này. Còn đối với Richemont, công ty sở hữu thương hiệu Cartier, Piaget và Van Cleef & Arpels, Trung Quốc đóng góp 42% tổng doanh thu. Số cửa hàng bán lẻ của công ty tại Trung Quốc dự kiến sẽ được tăng từ 160 lên 250.

Khi trang sức hàng hiệu ngày một thu hút nhóm người tiêu dùng đã chán trang sức truyền thống, phân khúc trên thị trường sẽ rõ ràng hơn, từ loại bình dân cho đến cực kỳ xa xỉ. Chuyên gia Tochtermann của McKinsey tin rằng hiện tại, có một điều chắc chắn rằng ngành kinh doanh trang sức không có thương hiệu sẽ khó phát triển tốt.

Theo CafeF/TTVN

Theo CafeF/TTVN

Bạn có thể quan tâm