Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đại gia giấu hàng trăm triệu USD để không chia tài sản khi ly hôn

Một phần trong hồ sơ Panama gây chấn động thế giới năm 2016 đã tiết lộ một loạt chiêu thức tẩu tán tài sản của giới siêu giàu thế giới nhằm tránh chia cho bạn đời khi ly hôn.

Trên giấy tờ, Sarah Pursglove và người chồng cũ của cô, Robert Oesterlund đã có một mối quan hệ trên cả tuyệt vời. Gặp nhau tại Helsinki năm 1995, họ kết hôn và cùng nhau khởi nghiệp bằng một công ty nhỏ và tạo dựng đế chế hàng triệu USD, với 40 công ty lớn nhỏ. 

Có tổng tài sản trị giá 400 triệu USD, thế nhưng khi đứng trước tòa, chồng cô, Robert Oesterlund cho biết tài sản của gia đình chỉ vài triệu USD. Anh đã che giấu số tiền còn lại ở một loạt công ty vỏ bọc ở các thiên đường thuế, mà Sarah và luật sư của cô đã phải mất cả năm trời điều tra, và tìm kiếm thông tin. 

Tai khoan trieu USD boc hoi va cong ty binh phong anh 1
Sarah Pursglove từng phải theo đuổi cuộc chiến pháp lý khá dài để chặn chồng cô che giấu tài sản khi ly hôn. Ảnh: Time.co.uk.

Câu chuyện của cặp đôi này không phải là điều hiếm gặp trong giới siêu giàu thế giới.

Dmitri Rybolovlev, ông trùm ngành khai thác, và vợ ông, Elena cũng trải qua câu chuyện tương tự. Elena cáo buộc người chồng đã cất giấu khối tài sản lớn khi hai người bắt đầu ly hôn. 

Một phần trong hồ sơ Panama chấn động thế giới năm 2016 cũng tiết lộ một loạt chiêu thức mà các đại gia thế giới thông qua các công ty bình phong che giấu tài sản tại các thiên đường thuế, mà một trong các mục tiêu là để tránh phải chia cho bạn đời sau hôn nhân.

Các tài liệu được thu nhập bởi Hiệp hội Phóng viên điều tra quốc tế và hàng chục cơ quan báo chí khác nhau đã tiết lộ tình tiết của cuộc chiến ly hôn giữa Dmitri Rybolovlev và vợ cũng như của nhiều cặp đôi khác.

Tai khoan trieu USD boc hoi va cong ty binh phong anh 2
Dmitri Rybolovlev, ông trùm ngành khai thác, và vợ ông, Elena, cũng theo kiện nhiều năm sau khi vị tỷ phú bị vợ cáo buộc che giấu tài sản qua các công ty bình phong ở thiên đường thuế. Ảnh: Standard.co.uk.

Theo báo cáo của McClatchy, một đơn vị tham gia điều tra hồ sơ Panama, trong nhiều thập kỷ, người vợ hoặc chồng - phần lớn là người chồng, đã nhờ tới sự trợ giúp của Mossack Fonseca, công ty luật ở Panama để giúp che giấu tài sản khỏi những người bạn đời trước khi ly hôn. 

“Những ông chồng xảo trá cũng chẳng khác gì tên lừa đảo”, một luật sư đến từ Quần đảo Virgin của nước Anh, người đại diện cho các bà vợ trong những cuộc ly hôn đắt giá ở Nga, Anh, Thụy Sĩ và Mỹ nói. Chính những công ty, tổ chức nước ngoài là cái vỏ bọc hoàn hảo, cung cấp công cụ trong cuộc chơi che giấu và ém nhém tài sản của các ông chồng trước ly hôn.

Tâm điểm trong cuộc chiến pháp lý của Elena Rybolovleva là lời cáo buộc rằng người chồng của bà, người được Forbes xếp hạng là người giàu thứ 14 của Nga, đã dựa vào các thiên đường thuế để giấu đi các bất động sản và các tài sản khác. 

Tháng 12/2008, Elena Rybolovleva đệ đơn ly hôn ra tòa. Theo luật Thụy Sỹ, mỗi người sẽ được chia tài sản ngang bằng nhau. Tuy nhiên, xác định số tài sản để chia không hề dễ dàng. Khi tài sản của Rybolovlev gia tăng, hệ thống các công ty ở nước ngoài của ông cũng ngày thêm phức tạp.

Tài sản của cặp vợ chồng được che giấu ở khắp nơi. Tỷ phú Rybolovlev đã chi 88 triệu USD cho căn penthouse ở New York.

Tại British Virgin Islands, một công ty bình phong được dựng lên để mua các tác phẩm nghệ thuật trị giá 650 triệu USD, Xitrans Finance Ltd. Công ty này thực ra chỉ là một hộp thư ở Tortola, nhưng lại sở hữu khối tài sản nghệ thuật không khác bảo tàng Lourve thu nhỏ. Nó sở hữu các bức họa của Picasso, Modigliani, Van Gogh, Monet, Degas và Rothko. Những chiếc bàn, ghế, tủ phong cách Louis XVI style cũng được mua.

Khi hôn nhân tan vỡ, Dmitri đã sử dụng Xitrans Finance Ltd để đưa các tài sản xa xỉ rời khỏi Thụy Sỹ qua Singapore và London, vượt ngoài tầm với của vợ ông.

Việc hỗ trợ cho những người như Dmitri không phải là điều gì lạ với doanh nghiệp tại thiên đường thuế Panama, Mossack Fonseca.

Ở Thái Lan, công ty này đã hỗ trợ người chồng để có thể chặn việc vợ được chia tài sản.

Tại Ecuador, các nhân viên của Mossack Fonseca đã đề xuất rằng các công ty vỏ bọc nên đứng ra để làm lá chắn bảo vệ tài sản của các ông chồng trước ly hôn.

Từ Luxembourg, các nhân viên đùa nhau khi họ đồng ý giúp một ông chồng khác, một người Hà Lan, muốn "bảo vệ" tài sản khỏi kết quả không mong muốn từ vụ ly hôn. 

“Các công ty cố tình bắt tay thông đồng với những người chồng để giấu đi tài sản trước những vụ ly hôn sẽ phải chịu hình thức xử phạt thích đáng” , một chuyên gia cho biết.

“Đây thực chất là cuộc chiến đẫm máu. Trừ khi bạn có tiền, hoặc không thì bạn sẽ bị chôn vùi”, Michelle Young, người sáng lập tổ chức giúp đỡ các bà vợ, nói. 


Hương Giang - Khánh Chi

Bạn có thể quan tâm