Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đại gia đổ trăm tỷ mua thủy phi cơ đầu tiên Việt Nam là ai?

Tiền thân là một công ty lữ hành nhỏ, Thiên Minh bất ngờ nổi lên năm 2012 nhờ vụ thâu tóm khách sạn lớn.

Tập đoàn Thiên Minh (TMC) cho biết Hãng hàng không Hải Âu thuộc tập đoàn này sẽ nhận bàn giao 2 thủy phi cơ giá khoảng 3,2 triệu đô mỗi chiếc. Đây là những chiếc thuỷ phi cơ thuộc sở hữu tư nhân đầu tiên tại Việt Nam, được mua để khai thác du lịch.

TMC được thành lập vào năm 1994, tiền thân là một công ty lữ hành nhỏ. Cái tên Thiên Minh bất ngờ nổi lên năm 2012, do một vụ thâu tóm khách sạn lớn và một lần được nhắc đến nhiều trong vụ... bắt bầu Kiên. Thời điểm tin bầu Kiên bị bắt gây chấn động dư luận, bầu Kiên nắm cổ phần tại nhiều ngân hàng, doanh nghiệp, trong đó có công ty Thiên Minh.

Trước khi bị bắt giữ, ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) là một trong những thành viên HĐQT của Thiên Minh. Người giữ ghế chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành tập đoàn TMC là ông Trần Trọng Kiên. Ông này cũng là thành viên HĐQT Ngân hàng Á châu (ACB).

Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Thiên Minh.

Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành TMC.

Thông tin công bố của TMC thì chủ tịch Trần Trọng Kiên còn khá trẻ, từng tốt nghiệp nhiều đại học, ông từng theo học một ngành không liên quan nhiều đến du lịch, khách sạn - trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, ông Kiên còn có bằng cử nhân Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, thạc sỹ trường đại học Hawaii tại Manoa. Ông Kiên cũng được giới thiệu là người tiên phong đưa du lịch mạo hiểm phát triển tại Việt Nam.

Trước khi bị bắt giữ, ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) là một trong những thành viên HĐQT của TMC.
Thông tin gây chú ý dư luận vài ngày gần đây khi TMC phát đi thông cáo báo chí cho biết, Hãng hàng không Hải Âu thuộc tập đoàn này sẽ nhận bàn giao 2 chiếc thủy phi cơ giá khoảng 3,2 triệu USD mỗi chiếc. 

Theo kế hoạch, 2 chiếc thủy phi cơ này sẽ về đến sân bay Nội Bài vào tháng 8/2014 và bắt đầu khai thác phục vụ du lịch, trước mắt là tuyến Hà Nội - Hạ Long từ tháng 9/2014.

Hải Âu là hãng hàng không tư nhân đầu tiên cung cấp dịch vụ thủy phi cơ tại Việt Nam, loại hình kinh doanh này đã phát triển mạnh trên thế giới, tuy nhiên còn khá mới mẻ tại Việt Nam. 

Theo ông Lương Hoài Nam, Phó Tổng Giám đốc TMC, Giám đốc điều hành hãng hàng không Hải Âu: “Thay vì sẽ phải ngồi 3-4 tiếng trên ô tô từ Hà Nội đến Hạ Long, thì nay với thủy phi cơ của Hàng không Hải Âu, khách hàng chỉ phải mất 30 phút và được trải nghiệm ngắm cảnh biển từ độ cao 150 m đến 3.000 m hết sức thú vị. "Chúng tôi tin rằng, thủy phi cơ sẽ đem đến một trải nghiệm mới và toàn diện cho khách du lịch, góp phần quảng bá và phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian tới".

Với việc mở rộng hoạt động kinh doanh thủy phi cơ của hãng hàng không Hải Âu, TMG đang từng bước thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh của mình, với mục tiêu tạo ra một tổ hợp dịch vụ trọn gói trong ngành du lịch lữ hành và khách sạn với những thương hiệu lớn như Buffalo Tours, Victoria Hotels & Resorts, ivivu.com, Êmm Hotels & Resorts…”.

Thủy phi cơ được TMC đặt mua được cho là loại hiện đại nhất của Mỹ, sức chở tối đa 12 hành khách, bay 300 km/h, cất hạ cánh được trên mặt nước.

Theo kế hoạch, trước mắt, Hải Âu sẽ triển khai dịch vụ thuỷ phi cơ tại khu vực phía Bắc (giữa Hà Nội và vịnh Hạ Long), tiếp sau đó sẽ mở rộng ra khu vực phía Nam (giữa TP. HCM và các điểm du lịch tại Khánh Hoà, Bình Thuận, Cần Thơ, An Giang, Côn Đảo, Phú Quốc).

Hãng hàng không Hải Âu là hãng hàng không tư nhân thứ 6 tại Việt Nam, do các cổ đông là TMC (cổ đông đa số) và Tập đoàn Focus Travel cùng sáng lập. Hãng tập trung khai thác dịch vụ thủy phi cơ gồm: dịch vụ bay ngắm cảnh trên Vịnh Hạ Long; bay dịch vụ (Air Taxi) và các dịch vụ bay chuyên biệt theo yêu cầu của khách hàng.

TMC hiện là doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ du lịch và khách sạn lớn nhất Việt Nam. Hằng năm, tập đoàn này đón chào khoảng 90.000 khách du lịch tới Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan và phục vụ khoảng 200.000 khách lưu trú tại các khách sạn thuộc tập đoàn.  Mục tiêu chiến lược của TMG là trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ khách sạn tại Việt Nam.

Chiếc thủy phi cơ được Thiên Minh đặt mua sắp có mặt tại Việt Nam.

Chiếc thủy phi cơ được TMC đặt mua sắp có mặt tại Việt Nam.

Theo thông tin trên website, mới đây, TMG được vinh danh trong danh sách 20 công ty tăng trưởng nhanh nhất Đông Á năm 2014 theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). Công ty tài chính quốc tế (IFC) (thành viên thuộc Ngân Hàng Thế Giới), cũng đã quyết định đầu tư vào TMC số vốn 14 triệu đô la Mỹ.

http://infonet.vn/do-tram-ty-mua-thuy-phi-co-ong-chu-tap-doan-thien-minh-la-ai-post134833.info

Theo Hương Giang/ Infone

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm