Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá vào năm 2050?

Mỗi năm, có 330 triệu tấn nhựa được sản xuất. Cũng trong một năm, có tới hơn 12 tấn nhựa chìm vào đại dương.

- 80% số nhựa trong đại dương vốn nằm trên đất liền.

- Nhựa sẽ có tổng khối lượng lớn hơn cá trong đại dương vào năm 2050.

- Phải mất hơn 450 năm để một chai nhựa phân hủy trong lòng đại dương.

- 90% chim biển có nhựa trong dạ dày.

- Khoảng 500 tỷ chai nhựa được bán ra mỗi năm và con số vẫn đang tăng lên, tức là 20.000 chai mỗi giây.

- Tính riêng ở Mỹ, lượng chai nhựa được sử dụng mỗi giây là 1.500 chai.

- Nhật Bản đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ) về số lượng rác thải nhựa dùng để đóng gói tính trên đầu người. Theo công ty Statista, Nhật Bản sản xuất nhiều nhựa trên đầu người hơn Trung Quốc và tất cả quốc gia châu Á khác cộng lại.

[...]

Dòng sông ô nhiễm nhất thế giới

Chẳng có từ ngữ nào đủ để diễn tả và khái quát được hoàn cảnh của một số địa phương đã trở nên hoang tàn trên thế giới.

Nếu dùng mắt thường người ta sẽ không thể hiểu nổi tại sao lại có nơi bị tàn phá tới mức đó và một trong những nơi như vậy là sông Citarum ở Indonesia, hay còn được gọi là dòng sông ô nhiễm nhất thế giới.

Mỗi ngày, có không ít hơn 20.000 tấn chất thải và 340.000 tấn nước thải, phần lớn là từ các xưởng dệt may, bị đổ thẳng ra nguồn nước từng trong vắt và ngọt lành của sông Citarum. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi lũ cá ở dòng sông này hầu như đã biến mất.

Để hình dung dòng sông ấy bẩn thế nào, xin được nói rằng mắt người không thể thấy được bề mặt nước sông nữa vì nó bị che khuất bởi lượng rác thải nhiều tới mức không thể tin nổi, mà trong đó chủ yếu là nhựa.

Nếu thoáng thấy khe nước nhỏ, thì bạn sẽ thấy nó đục ngầu và tối tăm vì chứa quá nhiều hóa chất độc hại bị các cơ sở công nghiệp quanh đó xả thẳng vào lòng sông.

Những nguồn ô nhiễm khác là những ngôi làng nhỏ nằm dọc sông Citarum, nơi không có dịch vụ thu gom rác công cộng hay bãi chôn lấp, khiến cho người dân phải chọn giữa đốt rác và xử lý chất thải của chính họ hoặc đổ hết ra sông. [...]

Dòng sông Citarum là mạch sống của nhiều con người trên đất nước ấy. Nó là nguồn “nước sạch” cho hơn 25 triệu con người ăn uống và phục vụ nông nghiệp khắp Indonesia.

Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Citarum không bao giờ đạt tiêu chuẩn chất lượng nước của chính phủ Indonesia. Vô số con người sống phụ thuộc vào nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề này, hiện phải chịu đau đớn vì nhiễm trùng và các bệnh da liễu.

Đây không chỉ là vấn đề riêng của đôi bờ sông Citarum, ô nhiễm rác thải nhựa trong đường dẫn nước không chỉ dừng lại ở đó vì rác còn trôi ra đại dương.

Nếu chúng ta không ngừng gây ô nhiễm nguồn nước của chính bản thân, thì theo ước tính tới năm 2050 đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá.

nhua anh 1

Theo dự đoán, tổng khối lượng của nhựa có thể lớn hơn cá trong đại dương vào năm 2050. Ảnh: VGP.

Nhựa: 101 điều cơ bản

Bạn đã bao giờ dành thời gian suy nghĩ về nơi mà nhựa, thứ vật liệu bạn đang cầm trong tay, dùng để ăn uống và sử dụng trong rất nhiều sinh hoạt đến từ đâu không?

Như đã được đề cập trong chương này, nhựa được làm ra từ nhiên liệu hóa thạch. Đúng thế, nhiên liệu hóa thạch. Một trong những thách thức lớn nhất trong giải cứu Trái Đất khỏi nhựa là gì? Đương nhiên là các công ty hóa dầu.

Tôi sẽ dùng từ ngữ chuyên ngành, vì cố đơn giản hóa quá trình sản xuất nhựa thì rất phức tạp, nên lời giải thích ngắn gọn sau đây sẽ bỏ qua hàng trăm chi tiết, nhưng hãy hiểu lấy những gì bạn có thể, để biết được về 101 điều cơ bản.

Nhựa có nguồn gốc từ dầu. Dầu thô là một hỗn hợp phức tạp của hàng nghìn hợp chất hóa học và phải trải qua nhiều quá trình xử lý mới có thể đưa vào sử dụng.

Vòng đời của nhựa bắt đầu ở bước chưng cất dầu thô ở nhà máy lọc dầu, nơi người ta tách dầu ra thành các phần khác nhau. Mỗi phần là một hỗn hợp hydrocarbon (carbon và hydrogen), với thể tích và cấu trúc khác nhau.

Phần được dùng để sản xuất nhựa có tên gọi là naphtha. Phản ứng trùng hợp và phản ứng trùng ngưng sử dụng các chất xúc tác riêng là hai quá trình chính trong sản xuất nhựa.

Lý do nhựa linh hoạt tới vậy là vì nó không phải một chất liệu duy nhất mà là một nhóm chất liệu và chúng đóng góp rất nhiều cho cuộc sống của chúng ta.

nhua anh 2

Nhựa đang xâm lấn đại dương. Ảnh: Alamy Stock.

Các doanh nghiệp lớn và sự ô nhiễm

Trong các cuộc thảo luận, chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng và diễn đàn chính trị cấp cao, chúng ta hiếm khi được thấy hay nghe đến các công ty hóa dầu.

Các nhà máy sản xuất nhựa cho rằng nhu cầu sử dụng nhựa dùng một lần sẽ tiếp tục tăng, bất chấp các bằng chứng cho thấy nhận thức của thế giới về ô nhiễm rác thải nhựa đang được nâng cao và thái độ ứng xử văn hóa đang thay đổi.

Các khoản đầu tư vào nền công nghiệp phản ánh một giả thuyết sâu xa hơn, đó là nguồn cung của vật liệu hydrocarbon giá rẻ sẽ tiếp tục là thứ bình thường trong nhiều thập kỷ tương lai.

Các công ty đang bơm hàng tỷ USD vào xây dựng những cơ sở vật chất tiên tiến nhất, để sản xuất các loại nguyên liệu thô chế tạo nhựa. Các tập đoàn tỷ USD hùng mạnh này đều rất muốn tiếp tục đế chế nhựa mà chẳng hề quan tâm tới con người hay hành tinh này.

Thế nên cuộc chiến chống lại ô nhiễm rác thải nhựa sử dụng một lần trở nên nóng bỏng và toàn diện hơn, vì người ta nhận ra rằng có những lựa chọn tốt hơn giúp giảm thiểu ô nhiễm, giảm sản xuất nhựa dùng một lần và ngược lại. Những lựa chọn đó là sử dụng năng lượng tái tạo và đưa ra những quyết định thân thiện với môi trường.

Daisy Kendrick / Tân Việt Books và NXB Dân trí

SÁCH HAY