Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Đại dịch sa thải' lây lan

Sau các đợt sa thải hàng loạt ở những ngân hàng hàng đầu và các công ty công nghệ lớn, gã khổng lồ tư vấn McKinsey cũng thông báo cắt giảm 2.000 việc làm.

Bloomberg đưa tin McKinsey & Co. có kế hoạch cắt giảm khoảng 2.000 việc làm, một trong những đợt cắt giảm lớn nhất từ trước đến nay của gã khổng lồ tư vấn.

Số lượng nhân viên của tập đoàn đã tăng trưởng nhanh chóng trong vòng một thập kỷ qua. McKinsey & Co. hiện tìm cách tái cấu trúc cách thức tổ chức các nhóm hỗ trợ khách hàng của mình, nhằm tập trung hóa một số vai trò.

Quy mô lực lượng lao động của công ty hiện là 45.000 người, tăng mạnh so với 28.000 nhân viên cách đây 5 năm và 17.000 lao động vào năm 2012.

Kế hoạch dự kiến được hoàn thành trong vài tuần tới. Nguồn tin của Bloomberg cho biết số lượng nhân viên bị ảnh hưởng bởi đợt sa thải có thể thay đổi.

Sa thải hàng loạt sau khi tăng trưởng quá nhanh

Các công ty từ ngành tài chính, bán lẻ đến công nghệ đang cắt giảm hàng loạt nhân sự trong bối cảnh nhu cầu suy yếu. Cùng với đó là những lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế.

Các gã khổng lồ công nghệ như Amazon.com, Microsoft và Meta - công ty chủ quản của Facebook - đã sa thải hàng nghìn nhân viên.

Goldman Sachs Group, Morgan Stanley và các ngân hàng lớn khác cũng đã cắt giảm hàng nghìn vị trí. Năm ngoái, Morgan Stanley sa thải 2% lực lượng lao động toàn cầu, tương đương 81.000 nhân viên. Còn Goldman Sachs cắt giảm 6,5% vị trí.

sa thai nhan vien anh 1

6,5% lực lượng lao động của Goldman Sachs đã bị cắt giảm. Ảnh: Bloomberg.

Bloomberg cho biết với kế hoạch sa thải, Goldman Sachs muốn tái cấu trúc hoạt động kinh doanh tiêu dùng và đón đầu khó khăn trong năm tới.

Giám đốc điều hành Goldman Sachs David Solomon cho biết ông muốn giảm tham vọng của ngân hàng trong mảng dịch vụ ngân hàng tiêu dùng.

Dưới thời ông Solomon, ngân hàng đầu tư Phố Wall đã triển khai một số thương vụ mua lại nhằm xây dựng một công ty đa dạng hơn. Điều đó góp phần gia tăng lực lượng lao động của nhà băng.

Từ bỏ "Cuộc chiến giành Nhân tài"

Vào cuối thập niên 90, chính các chuyên gia tư vấn của McKinsey đã giúp khẩu hiệu "Cuộc chiến giành Nhân tài" trở nên phổ biến. Cụm từ đó xuất hiện thường xuyên trở lại trong những năm qua, khi sự bùng nổ hậu đại dịch dẫn tới giai đoạn mở rộng và tuyển dụng ồ ạt ở mọi ngành nghề.

Riêng đối với ngành tài chính - ngân hàng, Bloomberg cho rằng đại dịch đã tạo ra "Thế hệ P Phố Wall", chữ P trong "Pandemic", nghĩa là đại dịch.

Văn hóa "làm việc cho đến khi gục ngã" nổi lên trong giới tài chính toàn cầu khi dịch Covid-19 khiến các tòa tháp văn phòng ở New York, London hoang lạnh. Hơn 10 chuyên viên phân tích mới của Goldman Sachs than thở rằng họ phải làm việc trung bình 95 giờ/tuần, chỉ ngủ 5 tiếng mỗi đêm và bị lạm dụng ở nơi làm việc.

Nhưng tình thế đã nhanh chóng thay đổi. Các công ty đang chật vật duy trì lợi nhuận và buộc phải cắt giảm việc làm ở quy mô chưa từng thấy trong hơn 10 năm. Và điều đó tạo ra một đại dịch mới - đại dịch sa thải lây lan tới gần như mọi ngành nghề.

"Chúng tôi đã vạch ra một số kế hoạch giảm thiểu chi phí nhất định, nhưng có thể mất một thời gian để kế hoạch phát huy tác dụng", ông Solomon chia sẻ. Vị CEO khẳng định cuối cùng, Goldman Sachs vẫn sẽ tiến nhanh và tìm ra cơ hội nhờ điều chỉnh quy mô công ty.

Theo hồ sơ gửi lên SEC, lương cơ bản của ông David Solomon không đổi ở mức 2 triệu USD, nhưng thưởng hàng năm của ông đã giảm từ 33 triệu USD trong năm trước đó xuống 23 triệu USD.

CEO JPMorgan Jamie Dimon cũng không còn được trả khoản thưởng đặc biệt trị giá hàng triệu USD vào năm ngoái. Tương tự, ông James Gorman - CEO Morgan Stanley - bị cắt giảm 10% lương thưởng, còn 31,5 triệu USD trong năm 2022.

Bloomberg đưa tin theo gã khổng lồ tài chính, việc cắt giảm nhằm đối phó với "môi trường kinh tế và thị trường thách thức, lao dốc so với năm 2021 - thời điểm công ty ghi nhận hiệu quả tài chính cao kỷ lục".

Mời độc giả đón đọc gợi ý về các cuốn sách kinh tế thế giới tại Tủ sách kinh tế thế giới. Các cuốn sách cung cấp các thông tin hấp dẫn về các doanh nhân, triết lý kinh doanh, quy luật kinh tế, khủng hoảng tài chính, tiêu dùng cá nhân...

Đằng sau sự biến mất bí ẩn của ông chủ ngân hàng Trung Quốc

Tại Trung Quốc, không có gì lạ khi một giám đốc điều hành mất tích vì đang bị triệu tập để điều tra. Nhưng sự mất tích bí ẩn của Bao Fan khiến ngành tài chính nước này "lạnh gáy".

Elon Musk sắp lấy lại ngôi giàu nhất thế giới?

Tỷ phú Elon Musk đã bỏ túi 50 tỷ USD kể từ đầu năm đến nay nhờ giá cổ phiếu Tesla tăng vọt. Điều này giúp ông thu hẹp khoảng cách với người giàu nhất thế giới.

Bạn có thể quan tâm