Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Đại biểu Quốc hội TP.HCM luôn đi đầu trong đổi mới tư duy'

"Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM từ khóa VI đến nay luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm, không ngừng đổi mới hoạt động, vượt qua khó khăn thử thách", ông Trần Lưu Quang nói.

Sáng 12/1, thay mặt Thành ủy, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, Phó bí thư Thường trực Thành ủy Trần Lưu Quang phát biểu chia sẻ tại buổi gặp mặt các thế hệ đại biểu Quốc hội kỷ niệm 75 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên (6/1/1946-6/1/2021).

Theo ông Quang, cuộc Tổng tuyển năm 1946 bầu Quốc hội của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa diễn ra trong bối cảnh thù trong, giặc ngoài hết sức khó khăn. Ngày 6/1/1946, Tổng tuyển cử diễn ra trên cả nước, kể cả các vùng đang có chiến sự ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Ở Hà Nội, 91,95% cử tri của 74 khu nội thành và 118 làng ngoại thành đi bỏ phiếu. Kết quả là 6/74 ứng cử viên trúng cử đại biểu Quốc hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh trúng cử với số phiếu cao nhất (98,4%).

"Ở Nam Bộ, cuộc bầu cử diễn ra dưới bom đạn rất ác liệt của giặc Pháp. Tại Sài Gòn - Chợ Lớn, quân Pháp đã chiếm toàn bộ thành phố và các vùng xung quanh, Tổng tuyển cử ở đây diễn ra dưới sự lùng ráp khủng bố gay gắt của kẻ thù", Phó bí thư Quang nói.

ky niem 75 nam ngay Tong tuyen cu dau tien anh 1

Ông Trần Lưu Quang, Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM, đại biểu Quốc hội TP.HCM. Ảnh: Thuận Thắng.

Khi đó, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ chia ra các ngả, bám sát từng khu phố, xóm lao động để lập danh sách cử tri, tuyên truyền vận động bầu cử. Không có nơi bỏ phiếu cố định. Mỗi hộ (tương đương phường hiện nay) có 3-4 hòm phiếu được chuyển tới từng ngõ, từng nhà để đồng bào bỏ phiếu.

Tại Sài Gòn - Chợ Lớn, 42 cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tổng tuyển cử.

Tổng số cử tri đi bỏ phiếu đạt 89%. Cuộc Tổng tuyển cử bầu được 333 đại biểu, 57% trong số này thuộc các đảng phái khác nhau; 43% đại biểu không đảng phái; 87% đại biểu là công nhân, nông dân, chiến sĩ cách mạng; 10 đại biểu nữ và 34 đại biểu dân tộc thiểu số.

Sau 75 năm, ông Quang khẳng định qua 14 nhiệm kỳ, Quốc hội luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, thấu cảm tâm tư, nguyện vọng của người dân.

Riêng trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM đã tổ chức 112 hội nghị, hội thảo lấy ý kiến xây dựng luật; tổ chức 347 cuộc tiếp xúc cử tri; tham gia 49 đoàn giám sát, khảo sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 185 buổi tiếp công dân; giải quyết 4.066 đơn thư khiếu nại, tố cáo.

"Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM từ khóa VI đến nay luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm, không ngừng đổi mới hoạt động, vượt qua khó khăn thử thách, đi đầu trong đổi mới tư duy, để không phụ lòng tin yêu, tín nhiệm của đồng bào cử tri thành phố và sự quan tâm của Thành ủy, Đảng bộ TP", ông Quang khẳng định.

Đặc biệt, ông Quang chia sẻ dấu ấn của nhiệm kỳ vừa qua là Đoàn đại biểu Quốc hội TP đã cùng chính quyền kiến nghị, đề xuất Chính phủ trình Quốc hội thông qua nghị quyết về thí điểm cơ chế đặc thù phát triển TP.HCM (Nghị quyết 54); về tổ chức chính quyền đô thị (Nghị quyết 131); về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã và thành lập TP Thủ Đức (Nghị quyết 1111).

Loại người tín nhiệm thấp khỏi danh sách hiệp thương bầu đại biểu QH

Người có số phiếu tín nhiệm thấp tại hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú sẽ không được đưa vào danh sách ứng cử trình hội nghị hiệp thương để bầu đại biểu Quốc hội.

Thu Hằng

Bạn có thể quan tâm