Băn khoăn về chính sách cải cách tiền lương tại phiên thảo luận ở hội trường Quốc hội chiều 31/5, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) đánh giá mức lương cán bộ, công chức tại thời điểm hiện nay là khá thấp.
Theo đại biểu, sẽ khập khiễng nếu so sánh với các nước phát triển, song ngay cả so với các nước trong khu vực thì thu nhập cũng có khoảng cách không nhỏ. Một sinh viên mới ra trường có mức thu nhập khoảng hơn 3,4 triệu đồng/tháng.
"Mức lương trung bình công chức trên dưới 10 triệu đồng/tháng. Trong khi nếu quy đổi thì mức lương công chức ở Thái Lan là 56,7 triệu đồng/tháng, Malaysia là 29 triệu đồng/tháng và Campuchia là 17 triệu đồng/tháng", đại biểu dẫn chứng.
Đại biểu cho biết chúng ta đã 3 năm lỡ hẹn, liên tục lùi thời điểm cải cách tiền lương để tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển, cho chương trình phục hồi, phát triển kinh tế.
"Sau hơn 2 năm thực hiện, dù Chính phủ, các bộ ngành quyết liệt đôn đốc, nhưng vẫn còn hơn 14.000 tỷ vốn chưa thể phân bổ. Trong khi lựa chọn phương án thắt lưng buộc bụng để đầu tư phát triển, một phần nguồn lực của chúng ta vẫn chưa được phát huy hiệu quả trong nền kinh tế", nữ đại biểu nói.
Đại biểu cho biết cử tri đang rất quan tâm tới đây, khi thực hiện cải cách tiền lương thì mức tăng sẽ là bao nhiêu. Bà Mai cho rằng cần có sự thay đổi căn bản, mang tính thực chất, không chỉ mang tính hình thức.
"Nhiều diễn đàn đề xuất tăng 21-22%, tức người lương 10 triệu đồng thì chỉ tăng thêm khoảng 2,1 triệu đồng. Trong khi đó, Nghị quyết 27 của Bộ Chính trị đã đề ra tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu, chính sách tiền lương phải đảm bảo hội nhập quốc tế", đại biểu nói.
Theo nữ đại biểu, cần ưu tiên cho chính sách tiền lương trước khi xem xét các dự án đầu tư; cần coi trả lương là hình thức đầu tư, đầu tư cho con người, tương lai. Chỉ khi đầu tư tương xứng mới mang lại hiệu quả thiết thực. "Đất nước không thiếu người tài, không thiếu người tâm huyết muốn cống hiến nhưng cần chính sách đủ mạnh, tạo niềm tin cho người lao động", đại biểu nhấn mạnh.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Công chức Trung Quốc được trả lương bằng tiền điện tử
Một số tỉnh ở Trung Quốc đã trả toàn bộ lương cho công chức, nhân viên doanh nghiệp quốc doanh bằng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số, nhằm tăng tốc phủ sóng đồng tiền này.
Gần 5.500 lao động bị nợ lương hơn 56 tỷ đồng
Theo Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, có 36 doanh nghiệp nợ hơn 74 tỷ đồng tiền lương của 5.979 người lao động. Đến nay mới trả được gần 18 tỷ đồng tiền lương của 486 lao động.
Công nhân Pouyuen mất việc nhận hỗ trợ cao nhất gần nửa tỷ đồng
Công nhân Pouyuen bị cắt giảm được hỗ trợ 0,8 tháng lương cho mỗi năm làm việc, mức cao nhất nhận 475 triệu đồng, thấp nhất 15 triệu đồng.