Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đặc nhiệm hải quân SEAL kể chuyện chuyển giới

Một đặc nhiệm kỳ cựu của lực lượng Biệt kích hải quân (SEAL) vừa tạo ra cuộc cách mạng đối với người đồng tính trong quân đội Mỹ khi trở thành người tiên phong công khai việc chuyển đổi giới tính.

Đặc nhiệm hải quân SEAL kể chuyện chuyển giới

Một đặc nhiệm kỳ cựu của lực lượng Biệt kích hải quân (SEAL) vừa tạo ra cuộc cách mạng đối với người đồng tính trong quân đội Mỹ khi trở thành người tiên phong công khai việc chuyển đổi giới tính.

Đặc nhiệm kỳ cựu Kristin Beck từng chiến đấu tại Bosnia, Afghanistan và Iraq với nhiều danh hiệu được phong tặng, trong đó có Bronze Star và Purple Heart cho những thành tích chiến đấu. Từng là Chỉ huy cấp cao các hoạt động chiến tranh đặc biệt của đội Một và đội Sáu, biệt kích hải quân Mỹ nhưng Kristin Beck vẫn quyết định thực hiện việc chuyển đổi giới tính để trở thành Chris Beck.

Beck trước và sau khi chuyển giới.

Trong một cuốn sách mới được xuất bản, bà Beck chia sẻ những khó khăn khi làm việc trong một đơn vị toàn nam giới suốt 20 năm dù bà biết mình là một bé gái kể từ năm lớp 3. Theo đó, các bác sĩ xác định Beck mắc chứng rối loạn xác định giới tính từ nhỏ, khiến bà nhiều năm phải sống cuộc sống không đúng với bản chất.

Chia sẻ trong cuốn sách mang tên Warrior Princess, bà Beck viết: “Khi còn là một đứa trẻ, tôi đã mơ ước để giống với chị gái của mình. Trước lúc đi ngủ, tôi luôn mong mỏi mình là chị ấy”. Chính vì lẽ đó, Beck đã công khai mặc quần áo phụ nữ sau khi xuất ngũ năm 2011. Kể từ đó, quá trình điều trị bằng hóc môn được tiến hành nhằm tạo bước đệm cho ca phẫu thuật chuyển giới.

Dù mắc chứng rối loạn xác định giới tính nhưng Beck vẫn là chồng của 2 người phụ nữ và là cha của 2 đứa con trai. Beck cho biết, việc chuyển đổi giới tính khiến cuộc sống gia đình bị xáo trộn rất nhiều, khi những người thân phải chấp nhận một hiện thực trái ngược hoàn toàn so với những gì họ thân thuộc suốt hơn chục năm qua.

Từng được giao những nhiệm vụ chiến đấu nguy hiểm bậc nhất, Beck khẳng định, mình không bao giờ theo đuổi bất kể một phần nào cuộc sống phụ nữ khi làm nhiệm vụ. Thay vì đó, Beck phải “nhốt” tất cả những gì được xem là phái yếu để hoàn thành công việc khó khăn bậc nhất thế giới, đối với cả phái mày râu “chân cứng đá mềm”.

Beck còn chia sẻ, phải đến khi rời bỏ quân ngũ, việc “liên tục đàn áp và phủ nhận giới tính nữ bên trong tâm trí” bà mới được ngừng lại. Khi không còn thuộc biên chế lực lượng đặc nhiệm, phần nữ trong Beck mới thực sự được bộc phát. Bắt đầu trả tiền để được điều trị nội tiết tố tại trung tâm y tế của hội Cựu chiến binh Mỹ, cơ thể Beck dần có những biến đổi giống với phái yếu.

Trước và sau khi chuyển giới, Beck phải học cách trang điểm. Cách tô son môi, đánh má hồng, sử dụng phấn trang điểm hay cách ăn mặc, lựa chọn trang phục không phải là điều dễ dàng. Phải mất hàng giờ đồng hồ để Beck hoàn tất việc trang điểm trước khi rời nhà hay tới một nơi nào đó.

Anne Speckhard, một nhà tâm lý học, đồng tác giả cuốn sách cho biết, Beck đã rất xuất sắc trong “nghề nghiệp dành cho nam giới khó nhọc nhất thế giới”. Sau nhiều nhiệm vụ quan trọng, Beck không những sống sót mà còn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, gióp phần to lớn trong việc bảo vệ tính mạng của các đồng nghiệp.

Trên thực tế, người chuyển giới bị loại thẳng thừng khỏi quân đội Mỹ và nhiều quốc gia khác trên khắp thế giới. Những nhà hoạt động về quyền bình đẳng của người chuyển giới mô tả, điều này là sự “bất công”, gây cản trở những người có trình độ, muốn phục vụ đất nước và người dân Mỹ.

“Chris Beck đã chứng minh công việc khó khăn và nguy hiểm hàng đầu thế giới vẫn có thể được thực hiện bởi những người phụ nữ. Cô ấy là điển hình của một người phụ nữ bị che phủ bởi cơ thể nam giới. Việc điều trị bằng hóc môn giúp cô ấy lấy lại giới tính thật nhưng những thành tích mà Beck đạt được trong quá trình chiến đấu là điều không phải bàn cãi.

Hồng Duy

Theo Infonet

Hồng Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm