Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đà Nẵng sẽ là nơi cung cấp linh kiện máy bay hàng đầu ở châu Á

CEO của Tập đoàn UAC cho biết họ chọn Đà Nẵng là nơi sản xuất linh kiện máy bay vì địa phương này đáng tin cậy và Việt Nam có nhiều nhân lực rất giỏi về toán học.

Tại chương trình Tọa đàm mùa Xuân 2019 diễn ra ngày 1/3, lãnh đạo TP Đà Nẵng đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho Tập đoàn UAC (Universal Alloy Corporation) để xây dựng nhà máy sản xuất thân và linh kiện máy bay. Nhà máy này xây dựng tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng).

Cong ty cua My xay nha may linh kien may bay anh 1
Ông Kevin. Ảnh: Ngô Huyền.

Dự án có kế hoạch tuyển dụng khoảng 1.200 lao động tay nghề cao về lĩnh vực cơ khí, điện, tự động hóa. Đồng thời dự án cũng phát triển chuỗi sản xuất về ngành công nghiệp hỗ trợ với việc thu hút trên 2.000 lao động khác.

Mục tiêu đến năm 2021 đạt giá trị xuất khẩu 25 triệu USD, năm 2022 nâng lên 85 triệu USD và tạo ra giá trị xuất khẩu trên 180 triệu USD mỗi năm từ sau năm 2026.

Ông Kevin Loebbaka, Tổng giám đốc điều hành UAC, cho biết UAC sẽ bắt đầu sản xuất hơn 4.000 bộ phận hàng không vũ trụ khác nhau tại Đà Nẵng cho các chương trình máy bay Boeing 787, 777 và 737 của Boeing. Các linh kiện này sẽ được UAC xuất khẩu sang Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á. 

Phát biểu tham luận tại chương trình Tọa đàm mùa Xuân, ông Kevin Loebbaka cho biết Đà Nẵng là nơi đáng tin cậy để họ đầu tư xây dựng nhà máy. "Đà Nẵng sẽ là nơi cung cấp linh kiện máy bay hàng đầu ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương", ông Kevin kỳ vọng.

Cong ty cua My xay nha may linh kien may bay anh 2
Một góc trụ sở chính Công ty UAC. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Đà Nẵng.

Theo ông Kevin, hơn 30% đơn hàng của Boeing và Airbus tồn tại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC). Các nước APAC đang thu được nhiều nội dung sản xuất cho các máy bay này.

"Cả Boeing và Airbus đều đang thúc đẩy hoạt động sản xuất lớn hơn ở châu Á và có mối quan tâm rất lớn đến địa điểm sản xuất tương lai của chúng tôi tại Đà Nẵng", ông Kevin giải thích.

Tại Việt Nam, Vietjet đã mua 65 máy bay một lối đi Airbus A320 và A321. Bamboo Airways có 6 máy bay một lối đi của Airbus sẽ cam kết có thêm 20 máy bay Boeing 787.

Cũng theo ông Kevin Loebbaka, lý do thứ hai để UAC chọn Đà Nẵng vì địa phương này nói riêng, Việt Nam nói chung có lực lượng lao động rất giỏi về toán học.

"Lần đầu đến UAC, tôi đã quản lý hoạt động của UAC tại Anaheim California trong 10 năm. Tại Anaheim California, UAC có lực lượng lao động Việt Nam đặc biệt tài năng, rất thành thạo các kỹ năng toán học, khoa học và gia công. Tôi bắt đầu thấy Việt Nam trong tương lai UAC", ông Kevin nói

CEC của UAC cho biết họ sẽ thuê và đào tạo kỹ sư, kỹ thuật viên sản xuất và chuyên gia từ nhiều lĩnh vực ở Đà Nẵng.

Công ty Mỹ xây nhà máy sản xuất linh kiện ôtô 1.500 tỷ đồng ở Đà Nẵng

Tháng 3 tới, Tập đoàn Key Tronic EMS của Mỹ sẽ đầu tư 1.500 tỷ đồng để xây dựng một nhà máy sản xuất linh kiện ôtô ở Đà Nẵng.

Đà Nẵng sắp có nhà máy sản xuất linh kiện máy bay 170 triệu USD

Tập đoàn UAC chuyên sản xuất linh kiện máy bay hàng đầu thế giới đã quyết định đầu tư 170 triệu USD để sản xuất thân máy bay và cấu kiện tại Khu Công nghệ cao Đà Nẵng.



Đoàn Nguyên

Bạn có thể quan tâm