Trung tuần tháng 9, ông V.V.Nhi (82 tuổi, Đồng Nai) bị ngất xỉu và được gia đình đưa đi cấp cứu tại bệnh viện tỉnh Đồng Nai. Sau một ngày nằm viện, khi bệnh tăng nặng mà không tìm được nguyên nhân, ông Nhi được gia đình chuyển đến Bệnh viện FV.
Kết hợp đa chuyên khoa
Bệnh viện FV tiếp nhận ông V.V.Nhi trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê, co giật nửa người, nói đớt. Bác sĩ nhận định bệnh nhân bị đột quỵ cấp nhưng đã qua “thời điểm vàng” để cấp (6 giờ đầu tiên khi xảy ra sự cố).
BS Hoàng Quang Minh - khoa Tim mạch, Bệnh viện FV - là người điều trị chính cho ông Nhi. Sau khi hội chẩn liên chuyên khoa với bác sĩ nội thần kinh, trong đó có PGS.TS.BS Mahen Nadarajah - chuyên gia hàng đầu về điều trị đột quỵ và bệnh lý mạch máu não, ê-kíp kết luận ông Nhi không cần thực hiện can thiệp mạch máu não mà tiến hành điều trị nội khoa thần kinh. Sau 3 ngày, bệnh nhân qua cơn nguy kịch, hết co giật và có thể nói chuyện, tuy nhiên gặp cơn đau tức ngực không ổn định.
Nhờ được kịp thời điều trị, bệnh nhân qua cơn nguy kịch. |
Phân tích quá trình điều trị cao huyết áp, tiểu đường và rối loạn mỡ máu trước đó, các bác sĩ nhận thấy bệnh nhân dùng thuốc aspirine (thuốc kháng tập tiểu cầu để kháng đột quỵ) nhưng vẫn bị đột quỵ. Nghi ngờ huyết khối gây đột quỵ có thể từ tim, các bác sĩ quyết định khảo sát tim mạch cho bệnh nhân. Bác sĩ Minh cho biết song song phác đồ điều trị đột quỵ nội khoa, bệnh nhân được gắn điện tâm đồ 72 giờ để ghi nhận cơn rối loạn nhịp tim - nguyên nhân tạo huyết khối đi lên não gây đột quỵ. Tuy vậy, các bác sĩ không ghi nhận bất thường ở nhịp tim.
Tiếp theo, bệnh nhân được chỉ định siêu âm tim. Các hình ảnh cho thấy cơ tim tốt, không có hình ảnh nhồi máu cơ tim, không có huyết khối. Bệnh nhân tiếp tục chụp CT tim để khảo sát huyết khối từ tim lên não, đồng thời đánh giá mạch máu tim. Kết quả cho thấy ông bị hẹp mạch vành tim.
Từ kết quả đó, ông Nhi được chỉ định can thiệp mạch vành bằng thủ thuật đặt stent để điều trị cơn đau thắt ngực không ổn định. ThS.BS Hồ Minh Tuấn - Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện FV - cho biết việc đặt stent giúp bệnh nhân giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim hoặc hạn chế tình huống đột quỵ.
Bên cạnh đó, bác sĩ Minh Tuấn nhận định đây là ca bệnh tương đối khó, vì bệnh nhân hẹp ở vị trí thân chung trái và phân nhánh của mạch. Ngoài ra, trường hợp của ông Nhi khá đặc biệt bởi tỷ lệ đột quỵ kèm nhồi máu cơ tim chỉ chiếm khoảng 10% ca nhập viện do đột quỵ tại FV.
Bệnh viện FV có đầy đủ thiết bị và đội ngũ bác sĩ giỏi, có thể điều trị toàn diện cho bệnh nhân tim mạch. |
Xác định nguyên nhân để phòng ngừa đột quỵ
Bác sĩ Minh cho biết nguyên nhân hàng đầu gây huyết khối từ tim lên não là các cơn rung nhĩ. Nhiệm vụ của bác sĩ là “bắt” được cơn rung nhĩ để điều trị chính xác nguyên nhân, tránh tình trạng đột quỵ tái phát.
Theo đó, bệnh nhân được đề nghị cấy máy theo dõi rối loạn nhịp tim. Đây là loại máy mới nhất, áp dụng trên một số bệnh nhân có vấn đề tim mạch tại Bệnh viện FV. Máy được cấy vào cơ thể và có thể theo dõi điện tâm đồ 24/7 suốt 3 năm.
Thiết bị này giúp xác định các cơn rối loạn nhịp nhằm cảnh báo nguy cơ đột quỵ trong tương lai. Bệnh nhân cần tái khám định kỳ hoặc đến bệnh viện khi có triệu chứng đau ngực, ngất xỉu để bác sĩ tim mạch kiểm tra dữ liệu và xác định nguy cơ rối loạn nhịp tim. Cho đến thời điểm này, ông Nhi chưa gặp cơn loạn nhịp nào.
Ông Nhi vui mừng nhận kết quả sức khỏe tích cực khi tái khám. |
Trở lại Bệnh viện FV tái khám định kỳ, ông Nhi và gia đình vui mừng khi sức khỏe hồi phục tốt: “Với tuổi tôi, kết quả điều trị thế này là quá hoàn hảo”.
Với lợi thế của bệnh viện đa chuyên khoa, FV có đầy đủ trang thiết bị hiện đại gồm phòng Can thiệp tim - mạch (Cathlab) để thực hiện khảo sát chẩn đoán, điều trị bệnh lý tim mạch và mạch máu cho bệnh nhân tại cùng một điểm.
Bệnh viện FV kết hợp BHXH TP.HCM mở rộng phạm vi áp dụng khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế nhà nước cho các dịch vụ điều trị tại Cathlab FV gồm: Chụp và can thiệp lấy huyết khối động mạch não số hóa xóa nền; chụp và điều trị phình động mạch não bằng thay đổi dòng chảy số hóa xóa nền; chụp và nút phình động mạch não, dị dạng thông động tĩnh mạch não/màng cứng, động mạch cảnh xoang hang số hóa xóa nền; chụp, nong và đặt stent động mạch vành, động mạch mạc treo, động mạch thận…; chụp mạch số hóa xóa nền (DSA); thăm dò điện sinh lý và điều trị rối loạn nhịp tim bằng sóng cao tần thông thường; các thủ thuật khác theo danh mục kỹ thuật được BHXH phê duyệt. Theo đó, bệnh nhân có thể được BHXH chi trả đến 45% chi phí điều trị. Độc giả liên hệ (028) 54113333 để biết chi tiết.