Cứu hộ lớn nhất lịch sử để giải cứu tàu 'Titanic Italy'
Các hoạt động trục vớt siêu tàu du lịch Concordia của Italy đang được đội cứu hộ với các chuyên gia tới từ hàng chục quốc gia nghiên cứu, triển khai với quy mô “lớn nhất lịch sử hàng hải”.
Siêu tàu du lịch Costa Concordia bị lật nghiêng ngoài khơi Italy khi mang trên mình 4.200 hành khách và thủy thủ đoàn. Những điều tra ban đầu khẳng định, thuyền trưởng con tàu du lịch hạng sang đã phớt lờ các quy định hàng hải, đưa con tàu khổng lồ tiến tới sát vùng nước nông nhiều đá ngầm, gây ra thảm họa được mệnh danh là “Titanic Italy” với 32 hành khách thiệt mạng.
Máy móc được đưa tới nhằm trục vớt siêu tàu du lịch bị lật nghiêng. |
Do bị lật nghiêng ở vùng nước nông nên không xảy ra thảm họa kinh hoàng về người như những gì mà vụ đắm tàu Titanic huyền thoại gây ra. Tuy nhiên, thảm họa môi trường tiềm ẩn đằng sau vụ đắm siêu tàu du lịch Costa Concordia khiến các chuyên gia buộc phải trục vớt và di dời con tàu khổng lồ khỏi nơi nó lật nghiêng.
Khi trút 2.380 tấn nhiên liệu khỏi xác con tàu đắm, trọng lượng của Costa Concordia vẫn gấp hơn 2 lần so với con tàu Titanic, bị đắm ngày 14/4
Chính vì lẽ đó, kế hoạch trục vớt siêu tàu du lịch Costa Concordia được xây dựng hết sức kỹ lưỡng cùng với đội cứu hộ giỏi nhất thế giới với 450 thành viên, tới từ khắp các quốc gia. Kế hoạch trục vớt Costa Concordia được đánh giá là táo bạo và tốt kém nhất lịch sử hàng hải hiện đại, với mục đích cuối cùng là đưa siêu tàu du lịch trở về trạng thái bình thường, trước khi được kéo tới nơi tháo dỡ.
Thuyền trưởng Michael Walker, một trong những chỉ huy tàu kéo tham gia kế hoạch trục vớt cho biết, hoạt động lần này là chưa từng có bởi trọng lượng khổng lồ mà con tàu Costa Concordia sở hữu. Chính vì lẽ đó, không ai dám chắc sự hoàn hảo của kế hoạch trục vớt cũng như khả năng dựng đứng xác con tàu nặng 114.000 tấn.
Không chỉ mang tầm kỷ lục về trọng lượng và sự phức tạp, quá trình trục vớt siêu tàu du lịch và xử lý nó dự kiến ngốn hết khoản tiền 400 triệu USD, con số chưa từng có trong lịch sử hàng hải. Theo kế hoạch ban đầu, các chuyên gia phải tìm thấy vị trí các neo và xử lý chúng trước khi trực kiện kế hoạch trục với con tàu du lịch. Có tổng tộng 12 neo khổng lồ nặng 35 tấn/chiếc đang nằm dưới đáy biển cùng với xác con tàu Titanic Italy.
Sau khi xử lý các neo, đội kỹ thuật sẽ khoan tổng cộng 26 lỗ dưới đáy biển để làm trụ cho một khu vực có kích cỡ tương đương một sân bóng bầu dục, nhằm đảm bảo cho con tàu không bị gãy đôi trong quá trình trục vớt bởi sức nặng của chính nó. Khu vực này cũng sẽ được gia cố chịu lực bằng 18.000 tấn xi măng đặc biệt.
Ngoài ra, 30 bể thép khổng lồ sẽ được sử dụng để giúp con tàu Costa Concordia nổi trên mặt nước. Đầu tiên, 15 bể thép sẽ được hàn chặt vào phần thân tàu còn đang nổi trên mặt nước trước khi tàu Titanic Italy được đưa trở về vị trí ban đầu. Việc bơm đầy nước vào 15 bể thép khổng lồ mà cái lớn nhất dài 32m và cao tương đương một toàn nhà 11 tầng sẽ giúp con tàu cân bằng trở lại trên mặt nước.
Sau đó, 15 bể thép khác sẽ được hàn vào phần còn lại, giúp siêu tàu du lịch có thể cân bằng trên mặt nước. Để đảm bảo việc kích nổi siêu tàu du lịch, các bể thép hình trụ sẽ được bơm đầy nước để chìm xuống dưới trước khi hàn. Sau khi việc hàn các bể hoàn tất, nước sẽ được bơm ra khỏi các bể chứa, giúp chúng nổi lên trên cùng với xác chiếc tàu đắm. Sau đó, xác con tàu đắm sẽ được kéo tới một xưởng đóng tàu để tháo dỡ và thu hồi phế liệu.
Sở dĩ, người ta không quyết định phục hồi con tàu đắm bởi chi phí khổng lồ phải bỏ ra để đưa Costa Concordia trở về trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, việc trục với xác tàu để lấy phế liệu cũng phải tiến hành gấp bởi lo ngại kết cấu con tàu bị phá hủy nếu nằm quá lâu dưới nước, nơi triều cường mạnh cùng với đá ngầm dày đặc.
Trịnh Duy
Theo Infonet