Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cựu đặc công biệt động Sài Gòn dạy võ miễn phí 20 năm

20 năm qua, người thương binh 2/4 Trần Huy Sơn ngày ngày miệt mài truyền thụ những tinh hoa của võ thuật cho thế hệ trẻ quê hương mình.

Người lính biệt động Sài Gòn năm xưa - võ sư Trần Huy Sơn (sinh năm 1956) sống trong một căn nhà khang trang tại xã Tân Văn 1, Tân Dĩnh, Lạng Giang (Bắc Giang). 20 năm qua, ông mở lò võ dạy miễn phí cho trẻ em quanh vùng. Đây cũng là nơi chôn rau cắt rốn của ông.
Lò võ của ông ngoài học viên là các em nhỏ còn có các nhân viên bảo vệ, vệ sĩ đến tập luyện để đáp ứng nhu cầu của các đơn vị tuyển dụng.
Lò võ xuất hiện từ năm 1995, khi ấy ông bắt đầu nghỉ hưu. Vị thiếu tá thương binh đặt tên là CLB võ thuật Lam Sơn đồng thời tự tay soạn ra giáo trình để đào tạo cho các học viên của mình.
Trẻ trong vùng đến xin học ngày một đông. Trong người ông vẫn còn một mảnh đạn pháo găm vào cột sống từ năm 1978 khiến cử động khớp cổ khó khăn nhưng bất kể mùa nóng hay mùa lạnh, ông vẫn giữ  thói quen chạy bộ gần 5 km, tắm nước lạnh và bắt đầu công việc dạy võ từ sáng cho các em nhỏ.
Người lính biệt động Sài Gòn năm xưa hàng năm vẫn cung cấp các võ sinh cho đội tuyển năng khiếu của tỉnh tham dự các giải võ thuật quốc gia. Nhiều môn sinh từng được ông đào tạo giờ là vận động viên chuyên nghiệp, giảng viên võ thuật trong lực lượng công an, quân đội.
Ông cho phóng viên xem phim chụp y tế về mảnh đạn nhỏ găm vào cột sống khiến cho nửa thân trên của người thương binh không thể quay ngang được. "Muốn nhìn về hướng nào là lại phải quay cả người về hướng ấy, việc phẫu thuật là không thể do vị trí nó nằm ở sát dây thần kinh", ông nói. Hàng năm, việc kiểm tra sức khỏe cũng như vị trí di chuyển của mảnh đạn vẫn tiến hành đều đặn tại Viện Quân Y 110 Bắc Ninh. Mỗi khi trái gió trở trời ông lại mệt mỏi nhưng nhờ tinh thần sắt đá một chiến sĩ đặc công, ông vẫn chịu đựng được và cảm thấy bình thường trong mọi sinh hoạt.
Ông sống cùng vợ, 2 người con trai đã lập gia đình và ở riêng. Người chiến sĩ đặc công biệt động Sài Gòn năm nào muốn dành hết tâm sức của mình để truyền dậy cho các bạn trẻ những bài học ý nghĩa để đem sức trẻ của mình làm những việc có tâm, có đức với đời.

Đời thường của đại tá tình báo đặc công biệt động

Không chỉ là một sĩ quan tình báo, đại tá Tư Cang của Lữ đoàn 316 đánh trận Rạch Chiếc 1975 còn là nhà văn, nhà báo với nhiều tác phẩm về người lính.

Võ sư Trần Huy Sơn (sinh năm 1956) lên đường nhập ngũ năm 18 tuổi, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đã vào giai đoạn cuối. Nhờ sở hữu hình thể vạm vỡ và có chút võ nghệ được học từ nhỏ nên ông được tuyển vào lực lượng đặc công, hành quân cấp tốc vào Nam, thuộc biên chế Lữ đoàn 316 (Quân khu 7), đơn vị Biệt động Sài Gòn.

Ông từng hoạt động ở khu Sài Gòn - Gia Định trong chiến tranh, lăn xả trong cuộc đánh chiếm Tổng nha cảnh sát, Căn cứ dù 90 Nội thành và được trực tiếp tham gia vào Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975. Sau giải phóng, tháng 12/1977 ông về Đoàn 429 đặc công để sang nước bạn Campuchia và được giao nhiệm vụ điều tra, trinh sát các đơn vị của Pôn Pốt hoạt động ở biên giới Tây Nam.

Tháng 4/1978, ông theo đơn vị giúp dân Campuchia đánh đuổi Pôn Pốt. Khi đơn vị tiến sâu vào giúp dân ở khu Cần Đan (thuộc tỉnh Công Pông Chàm), trong trận chiến, ông bị mảnh bom găm vào cột sống. “Đó là một trận chiến khốc liệt. Tôi chỉ nghe thấy tiếng đạn nổ ngay phía trên đầu, sau đó là cây súng bị rơi khỏi tay, sờ lên lưng thì đã tanh mùi máu. Ấy vậy mà lúc đó một anh y tá lại đi băng bó nhầm vị trí. Tôi không thể quên được cái kỷ niệm vừa đau lại vừa buồn cười đó”, võ sư Sơn nói.

Chiến tranh biên giới Tây Nam kết thúc, năm 1980, ông trở về nước làm công tác huấn luyện võ thuật tại Trường Quân chính Quân khu 7, tham gia huấn luyện các khoa mục pháo binh, trinh sát. Năm 1995, nghỉ hưu với quân hàm thiếu tá. Người thương binh trở về quê hương xin phép mở CLB võ thuật Lam Sơn và tự tay ông soạn ra những cuốn giáo trình để đào tạo cho các học viên của mình.

Nơi yên nghỉ của 10 cô gái Đồng Lộc

Di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc nằm trên con đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua dãy Trường Sơn (Hà Tĩnh) là nơi chứng kiến sự hy sinh anh dũng của 10 nữ thanh niên xung phong.

Hoàng Anh

Bạn có thể quan tâm