Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cựu binh, thanh niên xúc động trước mộ anh hùng liệt sĩ

Hàng trăm cựu chiến binh, phật tử và thanh niên cùng nhau thắp nén hương tưởng nhớ những người đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc trước ngày thương binh liệt sĩ một tuần.

Tối 19/7, hàng trăm thanh niên, phật tử cùng các cựu chiến binh thuộc Sư đoàn 356 tổ chức làm lễ cầu siêu, thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ hy sinh vì độc lập của Tổ quốc, tại Nghĩa trang liệt sĩ Nhổn (Hà Nội).
Chị Kim Thanh (đội tuyên văn) thuộc đại đội 12, tiểu đoàn 3, Sư đoàn 356 cùng mẹ của liệt sĩ Nguyễn Duy Cường - bà Nguyễn Thị Bé đã không kìm được nước mắt khi ngồi trước phần mộ của ông.
Nhớ lại những năm tháng chiến đấu tại chiến trường Vị Xuyên (Hà Giang), chị xúc động cho biết, Sư đoàn 356 có gần 100 liệt sĩ đang nằm tại nghĩa trang Nhổn. Vào những ngày này đồng đội cũ thường xuyên có mặt thắp hương tưởng nhớ những con người đã hy sinh vì Tổ quốc.
Dương Quý Hải, hy sinh sườn đồi hốc đá, Người sống gọi người chết về. 12/7 hàng năm có lên vị xuyên thắp nến.
Các cựu binh cùng nhau hát bài "Người sống gọi người chết về" bên phần mộ các liệt sĩ do nhạc sĩ Trương Quý Hải (chiến đấu tại Sư đoàn 356) sáng tác. Ông Đỗ Huy, người liên lạc kết nối những đồng đội cũ của sư đoàn cho biết, riêng trận đánh mở đầu tại Vị Xuyên, Hà Giang (từ 3h sáng đến 8h30) gần 600 người đã hy sinh. Mặt trận chiến đấu của Sư đoàn 356 giai đoạn 1984 - 1989 có đến 1.200 chiến sĩ đã mãi mãi ra đi.
Góp mặt cùng buổi lễ, các bạn trẻ cũng không khỏi không xúc động. Có người không cầm được nước mắt khi nghe các cựu chiến binh kể về quá khứ hào hùng, những ngày sát cánh bên nhau trên chiến trường biên giới phía Bắc thuộc tỉnh Hà Giang.
Bạn trẻ Đỗ Thị Quyên (sinh viên năm thứ 2, Đại học Bách Khoa) cùng đội thanh niên phật tử chùa Phật Quang lên nghĩa trang phụ giúp buổi cầu siêu. "Đến đây để tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh xương máu để bảo vệ nền độc lập nước nhà là trách nhiệm của thế hệ trẻ đó là những người như chúng tôi", Quyên nói.
Những ngọn nến, nén hương được thắp lên, lòng người như se lại. Ai cũng rưng rưng nước mắt cảm động.

Sau khi các nhà sư làm lễ truyền đăng, truyền hương, nghĩa trang đã bừng sáng.
Anh Nguyễn Tiến Đức dịp 27/7 nào cũng đến Nghĩa trang liệt sĩ Nhổn để thắp hương cho các bậc cha chú đã ngã xuống. Năm 1986 bố vợ anh hy sinh tại chiến trường Campuchia, nhưng đến nay vẫn chưa tìm được hài cốt và mong được những người nằm dưới mộ phù hộ cho gia đình thuận lợi trong mọi việc.

Nguyễn Thị Lan (Sinh viên Đại học Tài Chính Kế Toán Hà Nội) thấy mình thật may mắn khi được sống trong môi trường đất nước hòa bình độc lập. Tối nay, cô và nhóm bạn cùng trường đến từng ngôi mộ thắp hương.
Mới 4 tuổi nhưng thông qua những bài học, lời kể của ông bà, em Nguyễn Hoàng Lê Vũ đã biết nhiều về lịch sử. "Chúng tôi đưa cháu đến đây để cháu hiểu về đất nước, quá khứ hào hùng của dân tộc", chị Phương - mẹ bé xúc động nói.
Ông Thành (phải) cho biết, mỗi lần đứng đây xúc động vô cùng. "Tôi sẽ châm một điếu thuốc cho đồng đội mình hút đỡ lạnh", người cựu binh nói.
Ông Đoàn văn Tính, thuộc Sư đoàn 5, Quân khu 4 lặng lẽ đi quanh nghĩa trang, thắp hương cho 20 người lính chiến đấu cũ.
Đêm 19/7, Nghĩa trang liệt sĩ Nhổn sáng bừng với những ngọn nến trên phần mộ từng liệt sĩ.

Lê Hiếu

Bạn có thể quan tâm