Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuốn sách về những sự sống không như chúng ta đã biết

"Chúng ta có cô đơn không trong vũ trụ rộng lớn này?" - đó là câu hỏi đã trải dài từ Hy Lạp cổ đại cho tới tận ngày nay, mỗi khi chúng ta ngước nhìn những vì sao trên bầu trời đêm.

Nhưng hãy quên đi thị trấn Smallville, Roswell, UFO hay những người da xanh từng xuất hiện trong truyện tranh hay phim ảnh, liệu thực tế bạn đã biết được bao nhiêu về hành trình tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất của loài người?

Trái Đất này là của chúng mình? - một cuốn sách khoa học hài hước nhưng cực kỳ nghiêm túc về hành trình tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

Cuốn sách mở đầu với sự kiện năm 2012, Voyager 1 - con tàu đầu tiên của nhân loại chạm tới khoảng không gian giữa các vì sao, đã mang theo một chiếc Đĩa Ghi Vàng với thông điệp: lời chào của người Trái Đất gửi tới người ngoài hành tinh (cùng những bức ảnh, âm thanh và âm nhạc).

Cơ hội để bắt gặp một người ngoài hành tinh nào đó hiểu được Đĩa Ghi Vàng quả là mong manh: Họ phải có kích cỡ gần tương đồng với chúng ta, cách nhận thức thời gian giống chúng ta, có thính giác có khả năng tiếp nhận sóng âm ở tần số gần với chúng ta, giao tiếp bằng giọng nói, sử dụng các khái niệm với ngôn ngữ tương đương, thị giác có thể tiếp nhận cùng khoảng quang phổ điện từ giống chúng ta, có trí thông minh và khả năng nắm bắt văn hóa Trái Đất.

Dĩ nhiên, các nhà khoa học không bỏ cuộc. Trong suốt quá trình kiếm tìm sự sống ngoài Trái Đất, chúng ta đã gặt hái được nhiều kết quả thú vị, như cấu trúc cơ bản của vũ trụ đã được tinh chỉnh để sự sống dựa trên cacbon có thể hình thành, có vô số những hành tinh có điều kiện gần với Trái Đất tồn tại, phương trình Drake - phương trình tính toán ước lượng số nền văn minh ngoài hành tinh có thể phát hiện được đang tồn tại ngoài vũ trụ, và "Tín hiệu Wow!" - một tín hiệu lạ thực sự đo đạc được bởi một nhà khoa học chân chính mà cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể kết luận chính xác được đó có phải là thông điệp đầu tiên mà loài người nhận được từ một nền văn minh ngoài Trái Đất hay không.

Trai Dat nay la cua chung minh anh 1
Sách Trái Đất này là của chúng mình? của tác giả Ben Miller.

Tiếp theo, cuộc phiêu lưu của chúng ta dấn bước vào lĩnh vực sinh vật học. Chúng ta nghiên cứu khả năng tồn tại các dạng sống ngoài Trái Đất bằng cách lội ngược dòng về chuỗi trình tiến hóa, bắt đầu từ vi khuẩn, cổ khuẩn, đến sự tiến hóa ti thể dẫn đến sự hình thành của dạng sống phức tạp (một "nút thắt cổ chai" xảy ra một lần duy nhất trong lịch sử 4,5 tỷ năm tuổi của Trái Đất), theo chân Darwin trên quần đảo Galapagos tìm hiểu con đường hình thành loài, để cuối cùng tạo ra những sinh vật trí tuệ cao như loài người hiện nay.

Nhưng, hành trình tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất cũng là hành trình nhìn lại chính chúng ta. Trên tất cả, khi quan sát thế giới của ngày hôm nay, chúng ta nhận ra chúng ta đang chia sẻ một nền văn minh, nông nghiệp, ngôn ngữ và văn hóa với vô số các sinh vật trên Trái Đất. Và nếu muốn học cách giao tiếp với người ngoài hành tinh, trước hết, chúng ta phải học cách trò chuyện với các sinh vật có trí tuệ khác ngay trên hành tinh của chính mình. Bởi vì cho tới nay, Trái Đất vẫn là thế giới duy nhất chứa sự sống mà chúng ta biết - ngôi nhà duy nhất mà chúng ta có để sinh tồn.

Ra mắt năm 2016, cuốn sách The Aliens are coming! (tựa tiếng Việt: Trái Đất này là của chúng mình?) ngay lập tức nhận được nhiều đánh giá tích cực, là cuốn sách khoa học đầy bổ ích và lý thú cho nhiều đối tượng độc giả, đặc biệt là các bạn trẻ yêu thích khoa học thường thức.

Tác giả Ben Miller (sinh ngày 24/2/1966 tại London, Anh), tốt nghiệp ngành khoa học Tự nhiên tại trường St Cath-arine's College, thuộc Đại học Cambridge. Nhưng sau đó, Ben đã bỏ dở chương trinh Tiến sĩ để đi theo con đường nghệ thuật. Ben Miller trở thành một diễn viên, đạo diễn nổi tiếng và từng đạt giải BAFTA (giải thưởng của Viện Hàn lâm Nghệ thuật Điện ảnh và Truyền hình Anh quốc). Ông là người dẫn chương trình It's not rocket science trên đài ITV và cũng tham gia vào một chương trình khoa học thiếu nhi dựa trên loạt sách Horrible Science

Sách giáo dục giới tính trẻ em: Cứu cánh của phụ huynh

Là vấn đề khó nói, giáo dục giới tính hiện nay là câu chuyện được nhiều người quan tâm, nhất là các bậc cha mẹ có con nhỏ.


Dương Nguyễn

Bạn có thể quan tâm