Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Cuốc xe vắng tiếng nói cười nhưng tràn đầy niềm vui ngày giãn cách

Mặc nguy hiểm hay không thể về nhà, tài xế công nghệ trong đội GrabCar Y tế vẫn tiếp tục hành trình chở những vị khách đặc biệt trên chuyến xe 0 đồng.

Grab,  Grab Y te anh 1

Khoảng một tuần nay, điểm đi về của anh Đoàn Xuân Vinh không phải quận Gò Vấp (TP.HCM) - nơi gia đình đang sinh sống - mà là một khách sạn ở quận 2. Từ khi ghi tên vào danh sách 100 tài xế GrabCar tình nguyện chở nhân viên y tế và người xuất viện tại 9 điểm thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19, anh đã quen với con đường này. Những chuyến đi giờ đây khác hẳn mọi cuốc xe anh nhận trong suốt 6 năm gắn bó với Grab.

Người khó khăn giúp người khó khăn hơn

Trước 8h mỗi ngày, anh Vinh và 9 tài xế khác trong tổ có mặt tại Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 12 (TP Thủ Đức, TP.HCM). Tất cả mặc “đồng phục” đồ bảo hộ xanh, kính chắn giọt bắn và không quên nước sát khuẩn bên mình. Đúng 8h, tài xế mở ứng dụng để nhận cuốc xe từ nhân viên y tế hoặc người xuất viện có nhu cầu di chuyển.

Nhiều tháng qua, anh Vinh luôn nhớ cảm giác mở app đón khách và bắt đầu hành trình qua các con đường ngang dọc khi thành phố còn “khỏe”. Thời ấy, nam tài xế nhận 18-20 cuốc, cao điểm 30 cuốc GrabCar mỗi ngày. Vào giờ cao điểm, đường xá thường đông đúc, có nơi ùn tắc phải chờ hàng giờ, tài xế nào cũng muốn phố phường thông thoáng hơn.

Thế nhưng, đường phố ngày giãn cách yên ắng đến lạ, anh Vinh lại mong trở về cuộc sống bình thường sôi động, dẫu kẹt xe một chút cũng không sao. Ra ngoài lúc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nam tài xế không giấu nỗi lo bị lây nhiễm. Dù vậy, mỗi khi nghe chuyện người xuất viện phải chờ đón xe cả ngày để về nhà, mong muốn giúp đỡ và góp phần giảm gánh nặng cho xã hội trong anh lại trỗi dậy.

Grab,  Grab Y te anh 2

Anh Vinh cẩn thận dán thông tin hỗ trợ lên phần trước xe.

“Dịch bệnh gây khó khăn cho toàn thành phố cũng như cả nước, nguồn nhân lực có hạn trong khi người cần giúp đỡ rất nhiều. Thấy tình nguyện viên và đội ngũ y tế tuyến đầu không ngại nguy hiểm để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, tôi cũng muốn lao vào, giúp chút ít thôi cũng được. Tôi còn may mắn hơn nhiều người bởi có nguồn tài chính dự trữ cầm cự trong thời dịch”, tài xế Vinh bộc bạch.

Cũng làm tài xế công nghệ gần 4 năm, nhưng anh Nguyễn Quang Lộc có phần kém may mắn hơn khi không có ngân sách dự trữ. Ngày thành phố có quyết định ngừng hoạt động chở khách, vợ chồng anh đối mặt nỗi lo cơm áo cho cả gia đình gồm hai con đang tuổi ăn học và bà ngoại.

Khó khăn là thế, anh Lộc lại chẳng chút do dự đăng ký tham gia đội ngũ chuyên chở chuyến xe 0 đồng. Nam tài xế hiểu rõ ai ra viện cũng muốn nhanh chóng về nhà sau chuỗi ngày đối mặt thử thách vượt cửa tử mà việc đón xe thời dịch chẳng mấy dễ dàng.

“Tôi đã nhận được nhiều suốt thời gian bươn chải ngoài xã hội nên luôn muốn đóng góp điều tốt đẹp cho cộng đồng, không góp của thì góp công. Nhìn người xuất viện tự tin, tích cực dù từng trải qua nỗi đau thể xác, áp lực tinh thần, tôi tự nhủ: Họ làm được thì chẳng có lý do gì mình lại không”, anh Lộc lạc quan.

Anh Vinh và anh Lộc - hai con người, hai hoàn cảnh lại chung tinh thần hỗ trợ người khó khăn và có gia đình luôn ủng hộ việc làm thiện nguyện. Họ đều khẳng định chắc nịch: “Nếu công ty duy trì hoạt động này, chắc chắn tôi vẫn tham gia”.

Chuyến xe không tiếng nói, chỉ đọng lại niềm vui

Khoảng 15h chiều 26/8, anh Vinh nhận cuốc xe chở hai người phụ nữ xuất viện về phường Phước Long, TP Thủ Đức. Sau vài câu xác nhận, hành trình bắt đầu trong sự yên lặng. Ai nấy đều hiểu việc trò chuyện nơi công cộng thời dịch có thể gây nguy hiểm. Không hồ hởi chia sẻ hay hỏi han hành khách vài ba câu chuyện như trước, nhưng anh Vinh cảm nhận rõ niềm vui của người ngồi sau tấm chắn. Trong anh cũng nhen nhóm hạnh phúc khó tả.

Người đi chuyến xe đó là chị Xuân. Hơn 9 ngày trước, gia đình chị có dấu hiệu sốt kéo dài và xét nghiệm nhanh cho kết quả dương tính. Sống giữa thời dịch và biết có thể nhiễm bệnh bất cứ lúc nào, nhưng thông tin mắc Covid-19 vẫn khiến chị Xuân cùng gia đình hoang mang. Sau khi được thăm khám và đánh giá tình trạng sức khỏe, cả nhà 5 người chuyển đến Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 12.

“Suốt thời gian ở đây, chúng tôi nhận sự giúp đỡ nhiệt tình từ quân nhân, đội ngũ y bác sĩ. Dù trải qua giây phút đau quặn, gia đình tôi may mắn tiến triển tốt, có thể về nhà sau 6 ngày nhập viện”, chị Xuân nhớ lại.

Tuy nhiên để về nhà, chị phải tìm cách vượt gần 20 km. Chặng đường từ nơi ở giáp tỉnh Đồng Nai vào trung tâm TP.HCM ngày thường vốn không dễ đặt xe, thời dịch lại càng nhiêu khê hơn. Chị thử liên hệ cơ sở vận chuyển và nhận lại lời hẹn, nhưng không chắc chắn sẽ đủ người cũng như phương tiện chở.

May mắn vài ngày trước đọc thông tin Grab triển khai GrabCar Y tế với cuốc xe 0 đồng chở người xuất viện, trùng hợp điểm điều trị của chị Xuân nằm trong danh sách hỗ trợ. “Không còn cách nào khác, tôi thử đặt và chờ vận may chứ không mấy hy vọng. Điều tôi chẳng ngờ đến là cuốc xe được nhận ngay lập tức. Tài xế nhanh chóng gọi lại xác nhận đầy thân thiện”, chị Xuân vẫn nguyên cảm giác xúc động.

Grab,  Grab Y te anh 8

Bệnh nhân được chở về trên cuốc xe 0 đồng trong thời dịch.

Suốt tuần qua, 100 tài xế GrabCar tại 10 bệnh viện dã chiến thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 tại TP.HCM đã chở miễn phí hàng trăm người xuất viện về nhà như chị Xuân. Hoạt động được Grab triển khai từ 20/8 với mong muốn hỗ trợ đội ngũ y bác sĩ cũng như người khỏi bệnh có nhu cầu di chuyển.

Nhằm đảm bảo an toàn cho tài xế và hành khách, nền tảng xe công nghệ trang bị đồ bảo hộ, kín chắn giọt bắn, nước sát khuẩn, phổ biến nghiêm nguyên tắc 5K. Grab cũng sắp xếp chỗ ở trong khách sạn tại quận 2 (TP.HCM) cho đội ngũ bác tài tham gia.

Không chờ đến lúc này, hãng sớm triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ những mảnh đời khó khăn cũng như đội ngũ y bác sĩ, tình nguyện viên tuyến đầu chống dịch. Đó là những suất cơm 0 đồng gửi đến người vô gia cư, mất việc hay phần quà nhu yếu phẩm chuyển vào bệnh viện dã chiến trong chương trình “Sài Gòn ơi, đừng bỏ bữa”.

Và Grab sẽ không dừng lại ở chuỗi hoạt động thiện nguyện đã làm, hành trình sát cánh cùng người dân sẽ còn kéo dài. Bởi đóng góp dù nhỏ nhất lúc này cũng đủ lan tỏa năng lượng tích cực, tiếp thêm sức mạnh vật chất và tinh thần để cùng nhau vượt qua đại dịch.

Grab,  Grab Y te anh 9

Grab cùng đối tác tài xế sẵn sàng giúp đỡ người khó khăn.

Nhân viên y tế và người xuất viện tại 10 điểm thu điều trị bệnh nhân Covid-19 có thể thực hiện các bước sau để được hỗ trợ chở miễn phí:

Bước 1: Mở ứng dụng Grab, chọn mục “Ôtô” hiển thị riêng với người dùng tại khu vực cơ sở y tế.

Bước 2: Nhập điểm đến và điểm đi là các bệnh viện điều trị Covid-19 trong danh sách.

Bước 3: Kiểm tra lại thông tin, chọn dịch vụ GrabCar Y tế và “Đặt xe” để hệ thống tự động tìm tài xế. Người dùng cũng có thể chủ động tìm tài xế qua tính năng GrabNow.

Độc giả tham khảo thêm thông tin chi tiết tại đây.

Grab, Grab Y tế

Giang Di Linh, Duy Anh

Bình luận

Bạn có thể quan tâm