Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc sống tại căn cứ không quân đặc biệt của Mỹ

Nằm sâu trong vòng Bắc Cực, ở Greenland, Thule là một trong những căn cứ không quân quan trọng, biệt lập nhất của Mỹ.

Căn cứ Thule dùng để giám sát vùng cực bắc.                                                                                                                   

Căn cứ không quân Thule nằm ở một địa điểm chiến lược, giữa Moscow và thành phố New York, nơi được coi như một địa điểm tập hợp quân lý tưởng để chống Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Hiện giờ, căn cứ không quân này được dùng để phục vụ cho việc giám sát vùng cực bắc. Việc nằm tách biệt hẳn khiến cho việc làm nhiệm vụ tại căn cứ này khác xa bất kỳ một căn cứ nào của quân đội Mỹ.

Bên trong trung tâm đào tạo lính tác chiến vùng núi tại Mỹ

Cưỡi ngựa, lái xe, bắn súng ở độ cao hàng trăm mét giữa điều kiện thời tiết khắc nghiệt là các hoạt động của trung tâm đào tạo lính tác chiến vùng núi của Thủy quân Lục chiến Mỹ.

Lính Mỹ tại căn cứ Thule.                                                                                                                                                  

Sách hướng dẫn định hướng của không quân về Thule cho hay, bên ngoài căn cứ này hầu như đều trống trải, chỉ có những mảnh đất hoang, băng giá, bao quanh một trong những căn cứ có người ở tại cực bắc của thế giới.

"Không có các thị trấn địa phương", sách hướng dẫn viết. Ngôi làng Inuit (người Eskimo bản địa) là Qaanaaq, nằm cách căn cứ hơn 100 km. Ngoài căn cứ chỉ có vịnh, mỏm tuyết và hàng nghìn kilomet đá hoặc băng.

Thule luôn chìm trong tuyết.                                                                                                                                        

Thule bị băng bao bọc tới 9 tháng trong năm. Vào mùa hè, một tàu phá băng của Canada sẽ dọn dẹp cảng của căn cứ để mở đường cho việc tiếp viện nhanh chóng thực phẩm, nhiên liệu, các vật liệu xây dựng và hàng hóa trước khi mặt nước lại đóng băng lần nữa vào giữa tháng 10.

Chỉ vài tháng trong năm, Thule không bị băng tuyết bao phủ và lúc đó các lãnh nguyên (những vùng trơ trụi có tầng đất đã bị đóng băng vĩnh cửu nằm gần vùng cực) xung quanh sống dậy với hàng đàn côn trùng hút máu.

"Mùa hè cũng mang tới hàng đàn muỗi", sách hướng dẫn cho hay. "Người địa phương nói đó là lực lượng không quân Greenland".

Do khoảng không hạn chế và tầm quan trọng của việc biết vị trí của mọi người tại khu vực Bắc Cực đầy nguy hiểm và khó định hướng, toàn bộ thành viên của căn cứ - bất kể cấp bậc, đều sống tại ký túc xá của Thule. Có một điều may mắn là mọi binh sĩ phục vụ tại một trong những nơi hẻo lánh nhất trên trái đất này là, mỗi phòng họ ở đều có Internet.

Bão tuyết dày đặc cản trở công việc tại căn cứ. 

Thule quá xa nên không phải là mục tiêu của một cuộc tấn công thông thường của kẻ thù, song nó lại phải đối mặt với một thách thức rất lớn mỗi ngày: thời tiết. Việc bị bão tuyết tấn công, làm trì hoãn các chiến dịch và nhốt các thành viên trong căn cứ không phải là chuyện hiếm.

Tại Thule, mặt trời xuất hiện lần cuối vào cuối tháng 10 và mãi tới cuối tháng 2 năm sau mới mọc.

Không quân nhận thức được những khó khăn cố hữu với những người làm việc tại căn cứ này và đã có những nỗ lực đặc biệt để phục vụ nhu cầu của những người được phái tới đây.

"Nếu bạn muốn giải trí, có một phòng trò chơi với vài màn hình tivi có nối mạng sẵn sàng phục vụ. Pizza sẽ được phục vụ miễn phí và có thể chơi game tới nửa đêm", một thành viên của Thule là SilverHawk nói. Ngoài ra, ở Thule còn có một trung tâm chơi bowling, trung tâm thể dục, một câu lạc bộ có thể phục vụ các sự kiện lớn.

Cuộc sống thường nhật của chuyên gia phân tích tình báo Mỹ

Thức suốt đêm và liên tục uống nước tăng lực, ẩn náu ở nơi tối tăm trước các dãy màn hình như mê cung là thực tế mà chuyên gia tại Đơn vị tình báo 480 phải đối mặt.

http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/209190/cuoc-song-tai-can-cu-khong-quan-dac-biet-cua-my.html

Theo Hoài Linh/Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm