Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc sống của 'những đứa con mặt trăng'

Trong khi người bạch tạng châu Phi bị đối xử tệ, trẻ nhiễm căn bệnh này ở Panama luôn được yêu thương và tôn trọng. Thậm chí, dân địa phương còn gọi các em là "con của mặt trăng".

Theo các chuyên gia, hàng trăm người mắc bệnh bạch tạng nằm trong số 80.000 dân bản địa Guna hoặc Kuna sống trên những hòn đảo ngoài khơi Panama. Hiện giới chức chưa có số liệu thống kê, song Pascale Jeambrun, người sáng lập tổ chức SOS Albino địa phương, cho hay, tỷ lệ trẻ Guna mắc bệnh bạch tạng từ khi sinh ra là 1/150. Ở cấp độ toàn cầu, tỷ lệ này là 1/17.000, theo Reuters. 

Ở một số quốc gia như Tanzania, những người bạch tạng có thể bị bắt và giết vì người dân cho rằng họ là phù thủy hoặc chỉ mang tới điều xui xẻo. Tuy nhiên, những đứa trẻ bạch tạng tại Guna luôn được yêu thương và tôn trọng.

Yira Boyd, mẹ của bé Delyane Avila, 6 tuổi, nói rằng: “Theo thần thoại, những đứa trẻ là biểu tượng của sự may mắn. Nếu bạn chăm sóc chúng, bạn có thể được tới một nơi đặc biệt trên thiên đường. Theo truyền thuyết, Chúa đưa người bạch tạng đầu tiên tới cộng đồng người Guna và gọi là Baba hoặc Bab Dummat hay Mago. Những thành viên Guna mắc chứng bạch tạng sau đó được gọi là “con của mặt trăng” hoặc “cháu của mặt trời”.

Yalsseth Morales, 11 tuổi, trong lớp học. Những trẻ bạch tạng vẫn học tập như các bạn bình thường khác.
Yalsseth Morales, 11 tuổi, trong lớp học. Những trẻ bạch tạng vẫn học tập như các bạn bình thường khác.

Trong quá khứ, người bạch tạng ở Guna không phải lúc nào cũng được đối xử tốt như vậy. Sau khi Tây Ban Nha xâm chiếm khu vực này, người Guna từng giết những thành viên mắc bạch tạng vì tin rằng, họ liên quan tới thần thánh ở châu Âu, theo Maximiliano Ferrer, lãnh đạo tinh thần của nhóm người bạch tạng.

Dù không phải chịu những ánh mắt kỳ thị, trẻ bạch tạng ở Guna phải đối diện với mối đe dọa khác. Ánh mặt trời tại vùng nhiệt đới có thể khiến các em mắc các vấn đề về mắt và ung thư da.
Theo Jose Jons, một bác sĩ trên đảo Ustupu, hơn một nửa người bạch tạng trong khu vực đang mắc các căn bệnh liên quan tới ung thư da. Trong khi tỷ lệ nhiễm bệnh trung bình của người bạch tạng trên toàn cầu chưa tới 1%, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Trong hình, Edna Perez, 71 tuổi, nhiễm ung thư da.
Theo Jose Jons, một bác sĩ trên đảo Ustupu, hơn 50% số người bạch tạng trong khu vực đang mắc các căn bệnh liên quan tới ung thư da. Trong khi tỷ lệ nhiễm bệnh trung bình của người bạch tạng trên toàn cầu chưa tới 1%, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Mắt của người bệnh tạng rất dễ bị tổn thương. Do làn da nhạy cảm, trẻ em bạch tạng không được tiếp xúc với bức xạ nhiệt. Các em chỉ có thể nhìn những đứa trẻ khác vui chơi trên phố mà không thể tham gia.
Mắt của người bệnh tạng rất dễ bị tổn thương. Do làn da nhạy cảm, trẻ em nhiễm bệnh không được tiếp xúc với bức xạ nhiệt. Các em chỉ có thể nhìn những đứa trẻ khác vui chơi trên phố.

Alsha Guerrero, 8 tháng, ngồi trên lòng dì của em.

Samuel Jimenez (tóc vàng trong ảnh) đứng đầu nhóm người bạch tạng trên đảo Archutupu, nhớ lại rằng, khi còn nhỏ, bà ngoại luôn để ông thức muộn để tránh một con vật có cánh trong thần thoại Guna. Người dân tin rằng, nó sẽ đưa những đứa trẻ bạch tạng lên mặt trăng. “Đó là lý do khiến tôi luôn mang theo cung và mũi tên, để bắn con vật hung ác đó”, người đàn ông 57 tuổi nói.

Phận đời của cô gái bạch tạng bị chặt tay khi ngủ

Cảm giác đau khôn tả lan khắp cơ thể Kulwa khi một nhóm đàn ông chặt cánh tay của cô trên giường. Cô cầu xin chúng để lại cánh tay, song chúng tiếp tục vung dao.

An Nhiên

Ảnh: Reuters

Bạn có thể quan tâm