Với một căn bệnh thông thường, khả năng bình phục của con người sẽ phụ thuộc vào hệ miễn dịch và nguồn lực y tế. Nhưng đối với đại dịch như Covid-19, chúng ta cần nhiều hơn thế.
10 năm trước, người ta phải ra ngân hàng hoặc bến xe để gửi tiền cho nhau, gõ cửa từng nhà thanh toán hoá đơn điện nước, muốn mua đồ ăn phải ra chợ và những người thu nhập thấp vay tiền khá khó khăn. Nếu Covid-19 xảy ra vào lúc ấy, con đường vượt qua dịch bệnh có thể gian nan hơn nhiều so với hiện tại.
Nhìn lại 2 năm chống dịch, bên cạnh những nỗ lực của cả cộng đồng, sức mạnh công nghệ đã đóng góp không nhỏ trong việc hạn chế tiếp xúc và giảm thiểu gánh nặng tài chính do Covid-19 gây ra.
Nhờ công nghệ hiện đại, người dân có thể chuyển tiền, thanh toán hoá đơn, mua sắm online, tiếp cận các khoản vay và dịch vụ tài chính thiết yếu mọi lúc mọi nơi, với một ứng dụng trên điện thoại thông minh.
Những người có thu nhập thấp từng rất khó để tiếp cận các dịch vụ tài chính. |
Những ngày này, chiếc xe bánh mỳ có dán mã QR của chú Hai được cất ngay ngắn trong góc nhà trọ xập xệ. Những người bán hàng rong như chú chỉ biết đến ví điện tử và mày mò tạo mã QR khi cố gắng bắt kịp xu hướng thanh toán không tiền mặt của giới trẻ.
Tuy vậy, kể cả khi không thể ra ngoài buôn bán như bình thường, chú Hai vẫn có thể tìm thấy nhiều tiện ích khác trên ứng dụng này. Bên cạnh việc thanh toán khoản vay, hoá đơn điện nước hay bảo hiểm, chú Hai có thể ứng tiền nhanh chóng trên ví MoMo. Các tiện ích này nằm trong gói dịch vụ “MoMo tài chính 4 không” vừa được ví điện tử này ra mắt.
Ví điện tử là một trong những kênh thanh toán tiện lợi. |
Không phân biệt trình độ, thu nhập, ai cũng có thể ứng tiền lên đến 5 triệu đồng để “chi trước - trả sau” với lãi suất đúng hạn 0% nhờ dịch vụ “Ví trả sau” do MoMo hợp tác với TPBank cung cấp. Ngoài ra, ví này còn cung cấp dịch vụ vay nhanh, cho phép người dùng vay khoản tiền từ 2 triệu đến 10 triệu đồng sau một vài phút đăng ký và trả góp tối đa lên đến 7 tháng. Đây là dịch vụ do MoMo hợp tác với Công ty Tài chính Điện lực (EVN Finance) cung cấp.
“Đừng nói là 10 năm, nếu dịch đến sớm hơn 2 đến 3 năm, khi chú chưa biết đến mấy thứ này, gia đình chú sẽ rất chật vật”, chú Hai nói về các dịch vụ tài chính trên ví điện tử.
Ví điện tử áp dụng nhiều chính sách tài chính thiết thực hỗ trợ người lao động. |
Thực tế, không chỉ những người lao động tự do như chú Hai cảm thấy mừng khi dùng công nghệ để giải quyết các vấn đề tài chính. Các giải pháp tài chính toàn diện hiện đại cũng đang giúp nhiều người “dễ thở” hơn trong khoảng thời gian khó khăn này.
Dù dịch bệnh có xảy ra 10 năm trước, tinh thần tương thân tương ái của người Việt vẫn sẽ tạo ra những phiên chợ 0 đồng, ATM gạo và chuyến hàng viện trợ để sẻ chia với đồng bào khó khăn.
Nhưng để những đối tượng yếu thế trong xã hội có thể tự chủ tài chính, vượt qua biến cố lớn trong cuộc sống, vẫn cần sự nỗ lực của các fintech Việt. Từ một ứng dụng nạp tiền trên điện thoại ra mắt từ năm 2010, giờ đây, Momo đã giúp hơn 25 triệu người dùng có thể tiếp cận các dịch vụ tài chính chỉ sau vài cú chạm.
Trong kỳ tuyển sinh đại học năm nay, Đức Anh - con trai chú Hai - đã đăng ký nguyện vọng 1 là ngành Công nghệ thông tin, một trong 3 ngành có tỷ lệ chọi cao nhất cả nước.
“Em chuyển nguyện vọng từ ngành Kinh tế - Tài chính sang Công nghệ thông tin vì cho rằng ngành này sẽ thay đổi cuộc sống của mọi người, giúp những người như bố mẹ em đỡ vất vả. Hơn nữa, em nghĩ công nghệ cũng có thể hỗ trợ tốt cho tài chính, giống như cách MoMo đang làm vậy”, Đức Anh chia sẻ.
Độc giả tìm hiểu thêm những dịch vụ tài chính trên MoMo tại đây.
Bình luận