Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc sống của công dân hạng D Từ Hiểu Đông tại Trung Quốc

Với nhiều hành vi được cho là không đúng mực, Từ Hiểu Đông bị hệ thống giám sát công dân của Trung Quốc xếp hạng D và phải sống cuộc sống khó khăn.

Từ Hiểu Đông là một võ sĩ tai tiếng, được biết đến với biệt danh "chó điên" - theo South China Morning Post. Võ sĩ MMA (võ tự do) này từng thách đấu nhiều võ sư của các môn phái cổ truyền tại Trung Quốc. Từ Hiểu Đông từng tuyên bố sẽ "lật tẩy những trò kung fu lừa đảo".

Võ sĩ 41 tuổi này từng đánh gãy mũi và hạ knockout "sư phụ" Lu Gang trong 47 giây. Nhưng có vẻ việc lật tẩy tính thực chiến của những môn võ cổ truyền không làm anh thỏa mãn. Từ Hiểu Đông trông vô cùng bực tức dù chiến thắng, có lẽ vì anh phải đối mặt với những hình phạt từ phía chính quyền Trung Quốc.

Thực tế, người Trung Quốc ít có cơ hội biết đến những trận đấu của Từ Hiểu Đông. Chính quyền nước này đã loại bỏ tên anh khỏi các công cụ tìm kiếm. Muốn biết tin tức về võ sĩ MMA này, người dân Trung Quốc cần tham gia những cuộc bàn luận kín trên WeChat.

Từ Hiểu Đông thậm chí không được sử dụng tên thật và hình ảnh "chính chủ" để đăng kí những trận thách đấu. Lý do là chính quyền không muốn anh có thể quảng bá bản thân.

Ở trận giao đấu với Lu Gang, Từ Hiểu Đông phải sử dụng biệt danh "Bí Đao" và phải hóa trang thành chú hề. Chỉ khi đồng ý với điều kiện này, trận đấu mới được phát sóng trực tiếp.

Tu Hieu Dong bi giam sat anh 1
Từ Hiểu Đông phải hóa trang và dùng biệt danh khi giao đấu. Ảnh: SCMP.

Anh cũng phải đi tàu mất hơn 36 tiếng để đến được nơi thách đấu. Vì được xếp hạng D trên thang điểm công dân của chính quyền Trung Quốc, Từ Hiểu Đông không được phép sử dụng các phương tiện như máy bay hay tàu cao tốc.

Từ Hiểu Đông cùng hơn 12 triệu công dân Trung Quốc khác bị ghi tên vào "danh sách đen". Họ được xếp hạng D, hạng thấp nhất, trở thành "công dân không đáng tin cậy".

Ngoài việc bị hạn chế sử dụng những dịch vụ công cộng cao cấp, Từ Hiểu Đông còn bị từ chối phục vụ ở những khách sạn, nhà hàng sang trọng. Bên cạnh đó, những công dân hạng D cũng bị hạn chế thuê hay mua tài sản như nhà đất...

Từ Hiểu Đông cũng bị hạn chế ngành nghề kinh doanh, khó vay tiền từ ngân hàng. Thậm chí, con cái của những công dân hạng D cũng bị hạn chế các điều kiện giáo dục.

Từ Hiểu Đông là hiện tượng gây tranh cãi ở Trung Quốc. Anh làm xôn xao dư luận vào nhiều năm trước khi lên tiếng thách thức giới võ thuật truyền thống và liên tiếp hạ gục nhiều cái tên nổi tiếng. Tuy nhiên, nhiều người cũng thể hiện sự phản đối với thái độ của anh với võ cổ truyền Trung Quốc.

Tu Hieu Dong bi giam sat anh 2
Từ Hiểu Đông là hiện tượng gây tranh cãi ở Trung Quốc. Ảnh: SCMP.

Võ sĩ này bị giáng xuống mức công dân hạng D sau sự kiện chính quyền Trung Quốc cáo buộc anh sỉ nhục "đại sư phụ" Chen Xiaowang. Chính phủ Trung Quốc đẩy mạnh việc kiểm duyệt từ khóa liên quan đến Từ Hiểu Đông sau khi xuất hiện video anh hạ gục một võ sư truyền thống khác trong 10 giây vào năm 2017.

Có thông tin cho rằng chính quyền đã để mắt tới Từ Hiểu Đông từ những năm "anh chàng ngỗ nghịch" này còn là học sinh.

Năm 2017, Từ Hiểu Đông từng vừa khóc vừa bày tỏ bức xúc với sự kiểm duyệt của chính phủ Trung Quốc trong một clip được đăng tải trên mạng xã hội. "Họ muốn bịt miệng tôi", anh nói.

Trung Quốc đã áp dụng chính sách chấm điểm công dân tại một số thành phố lớn từ năm 2014. Một nhóm người sẽ được chỉ định tham gia chương trình này. Năm 2018, điểm công dân được áp dụng rộng rãi hơn.

Theo trang Wired, năm 2020, chính phủ Trung Quốc sẽ áp dụng mô hình điểm công dân bắt buộc trên toàn lãnh thổ nước này. Hệ thống chấm điểm công dân sẽ giám sát hành vi của người dân và xếp hạng từng người theo điểm tín nhiệm xã hội, từ đó nhà nước Trung Quốc sẽ có chính sách đối xử phù hợp.

Chính phủ Trung Quốc sử dụng các camera CCTV có độ phân giải siêu nét có thể nhận diện chính xác gương mặt của từng công dân nơi công cộng. Việc đeo khẩu trang không thể qua mắt hệ thống này bởi ngoài gương mặt, chúng còn có thể nhận diện dáng đi và các đặc điểm khác trên cơ thể.

Cưỡng hôn mất 200.000 đồng ở VN nhưng 'sống không bằng chết' ở TQ

Thông qua hệ thống "chấm điểm công dân" và ứng dụng WeChat, người từng "sống lỗi" ở Trung Quốc đi đến đâu cũng sẽ bị cả cộng đồng xa lánh và khó khăn khi di chuyển, mua sắm.


Anh Khoa

Bạn có thể quan tâm