Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc sống bấp bênh của cô dâu Việt tại Trung Quốc

Việc các cô dâu Việt không có chứng nhận thường trú hay hưởng an sinh xã hội tại Trung Quốc khiến công việc, cuộc sống của họ gặp không ít khó khăn.

1
Hình minh họa. Ảnh: ST

Nỗi nhớ nhà dâng trào khi Zhou Jiazhen, một phụ nữ Việt lấy chồng Trung Quốc năm 2011, vẽ các địa danh của TP HCM để giúp một người đàn ông độc thân tìm vợ Việt Nam.

Zhou là chủ một cửa hàng đặc sản tại làng Huzhu, thị trấn Yanxi, thành phố Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Người phụ nữ này là cô dâu Việt đầu tiên tới ngôi làng, nơi 145 đồng hương cùng cảnh ngộ khác đang sinh sống. Đầu năm 2014, cô mở cửa hàng để phục vụ đồng hương. Lúc đầu, việc kinh doanh thuận lợi nhưng giờ gặp khó khăn vì hàng chục cô dâu Việt mất tích, khách hàng giảm.

Thu nhập giảm đẩy Zhou vào tình cảnh khó khăn. Cô khó có thể nhận được chứng nhận thường trú hay còn gọi là thẻ xanh trong năm tới vì thiếu tiền.

Một người nước ngoài kết hôn với công dân Trung Quốc có thể nộp đơn xin cấp thẻ xanh khi sống tại nước này 5 năm, có nhà riêng hoặc hợp đồng lao động. Loại thẻ này giúp người sở hữu có nhiều quyền như bảo hiểm y tế, tự do làm việc, đến hoặc rời Trung Quốc.

Năm 2016, Zhou đủ thời gian 5 năm sống tại nước này. Tuy nhiên, gia đình chưa có nhà riêng nên cô phải phấn đấu kiếm tiền để đáp ứng đủ điều kiện có thẻ xanh.

“Đến cuối năm 2014, số cô dâu Việt tại Chương Châu vượt quá 2.000 người. Họ thường hỏi về thủ tục xin thẻ xanh, loại giấy tờ do Bộ Công an cấp. Tới nay, hơn 10 người nước ngoài sở hữu loại thẻ này tại thành phố”, Lin, một nhân viên thuộc Bộ Công an tại Chương Châu, tiết lộ.

Theo Tân Hoa Xã, năm 2011, chỉ 4.700 trong số 600.000 người nước ngoài sống tại Trung Quốc được cấp thẻ. Vì vậy, Zhou không phải trường hợp duy nhất mong chờ.

Yang Qimei, cũng đến từ TP HCM, kết hôn với chồng Trung Quốc và đến nước này năm 2011.

Yang và 2 người cùng hoàn cảnh làm việc tại một nhà máy sản xuất đồ chơi ở địa phương. Dù chưa được hưởng các chế độ an sinh xã hội nhưng họ khá hài lòng với mức lương hơn 400 USD một tháng. Tuy nhiên, công việc không ổn định do họ là người nước ngoài.

“Chúng tôi không thể đáp ứng các chế độ an sinh xã hội cho họ. Nếu chính quyền phát hiện, nhà máy sẽ bị phạt. Chúng tôi thuê họ vì không biết chính sách. Giờ nhà máy không thuê những trường hợp tương tự nữa”, Zhang Jianhong, ông chủ của Yang, nói.

Một người nước ngoài muốn làm việc tại Trung Quốc phải có thẻ xanh hoặc được chính quyền cho phép. Để có phép, họ phải cung cấp cho nhà chức trách bằng cấp hoặc có chuyên môn.

Đa số các cô dâu Việt như Yang đều không có trình độ học vấn hoặc chuyên môn. Họ không đủ điều kiện làm việc. Về lý thuyết, họ không thể nuôi bản thân nếu không có thẻ xanh.

Hồ sơ của 20 gia đình tại Huzhu muốn kết hôn với người nước ngoài cho thấy, nhóm đàn ông Trung Quốc tìm vợ nằm trong các trường hợp sau: nghèo, trí não kém phát triển, tàn tật hoặc già.

Chồng của Yang, 42 tuổi, nằm trong hoàn cảnh thứ nhất. Nếu cô không kiếm tiền, tình hình tài chính sẽ tệ hơn.

Trong số 20 cô dâu Việt được phỏng vấn, tất cả đều cho biết họ cảm thấy hối hận, sợ hãi và không hài lòng khi đến ngôi nhà mới ở Trung Quốc. Họ đều cãi nhau với chồng.

Phận đời long đong của những cô dâu Việt tại Hàn Quốc

Khi kết hôn với người đàn ông ngoại quốc lớn tuổi, cô gái trẻ người Việt Nam nghĩ rằng cuộc sống thoải mái đang đợi cô nơi xứ người, nhưng thực tế lại bi thảm hơn nhiều.

Trung Quốc bắt 3 nghi phạm vụ hơn 100 cô dâu Việt mất tích

Cảnh sát tại thành phố Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc ngày 12/12 đã bắt giữ 3 người bị tình nghi liên quan tới vụ hơn 100 cô dâu Việt mất tích tại thành phố này.

 

Đông A

Bạn có thể quan tâm