Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc sống bận rộn của người giao hàng mua sắm trực tuyến

Các nhân viên giao hàng ở Trung Quốc không có thời gian để dùng bữa hay nói chuyện, bởi những người mua sắm trực tuyến luôn tay đặt mua các món hàng mới qua máy tính.

Những nhân viên của công ty chuyển phát nhanh đang làm việc trong khu vực chứa hàng. Ảnh: BBC.

Yang Hua là một nhân viên giao hàng của ZTO, một trong những công ty chuyển phát nhanh nổi tiếng và bận rộn nhất Trung Quốc, BBC đưa tin. Hàng ngày, ông phải vận chuyển nhanh nhất một túi khổng lồ chứa đầy phong bì và bưu kiện từ tầng này sang tầng khác trong những tòa nhà cao tầng nơi mà ông làm việc. Một nhà kho lớn tại trung tâm thành phố Bắc Kinh là địa điểm tập trung các bưu phẩm trước khi Yang chuyển chúng đến từng khách hàng. 

Nếu một khách hàng phàn nàn về việc giao hàng trễ, công ty sẽ phạt ông Yang 100 nhân dân tệ (16 USD), tương đương tiền lương một ngày của ông. Nỗi sợ bị phạt tiền trong giờ làm là động lực để ông tăng tốc giao hàng. 

Ông cho biết ca làm việc của ông bắt đầu từ 6h đến 19h. "Thậm chí tôi không có thời gian để dùng bữa. Nếu anh muốn nói chuyện với tôi, chúng ta phải nói chuyện trên đường đi", Yang nói với phóng viên của BBC.

Bùng nổ thương mại điện tử

Yang đang giao hàng trong một tòa nhà cao tầng ở Bắc Kinh. Ảnh: BBC.

Yang nói rằng ông là một thành viên của ngành công nghiệp chuyển phát nhanh đang bùng nổ tại Trung Quốc, một lĩnh vực nổi lên để phục vụ nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dân. Theo tính toán của Cục bưu chính Trung Quốc, dịch vụ chuyển phát nhanh của quốc gia này sẽ cung cấp khoảng 12 tỷ bưu kiện trong năm 2014, vượt qua Mỹ để trở thành quốc gia giao làng lớn nhất thế giới.

Hầu hết các gói chuyển phát nhanh có nguồn gốc từ các chương trình mua hàng trực tuyến. Một số thương hiệu lớn đặt cửa hàng tại những vị trí đắc địa trong thành phố nhưng phân phối tới hàng triệu nhà bán lẻ trực tuyến để đánh sập hệ thống sản phẩm khác với giá cả cạnh tranh cao. Giới phân tích nhận định quy mô của ngành bán lẻ trực tuyến của Trung Quốc khiến thế giới phải sửng sốt. 

Giới chức cho biết vào ngày 11/11, ngày lễ Độc thân, người tiêu dùng Trung Quốc đã chi 9 tỷ USD để mua sắm trên trang mua hàng trực tuyến Taobao.

Những nghề lạ kỳ nhất thế giới

Diễn viên chuyên đóng cảnh người chết, nhân viên đăng ký kết hôn cho động vật, nghề nếm thử thức ăn… là những công việc kỳ lạ để đáp ứng nhu cầu đời sống ngày một cao.

Chạy đua với thời gian

Các nhân viên vận chuyển hàng phải sắp xếp những món hàng theo thứ tự trước khi họ đi gặp khách hàng. Ảnh: BBC.

Các hãng bán lẻ của Trung Quốc thường thực hiện nhiều sự kiện mua sắm, giảm giá cho khách hàng. Ngay sau ngày lễ Độc thân, những chủ cửa hàng lại tổ chức "Black Friday" vào ngày 12/12 hay ngày Giáng sinh để kích cầu. Giới chuyên gia khẳng định hoạt động này giúp ngành công nghiệp chuyển phát nhanh mở rộng. 

Hầu hết tất cả các đơn đặt hàng trên Taobao đều do những công ty vận chuyển tư nhân đảm nhận. Công ty ZTO, nơi ông Yang làm việc, là một công ty điển hình. Lan Bushi, giám đốc điều hành ZTO, cho biết anh chỉ ngủ 4 hoặc 5 tiếng một đêm vào những giai đoạn cao điểm mua sắm trực tuyến.

"Trung bình một ngày chúng tôi phải xử lý 7 triệu gói hàng. Vào những tháng cao điểm, chúng tăng lên đến hơn 20 triệu. Đội ngũ nhân viên của công ty phải làm việc 24/24. Chúng tôi đang chạy đua với thời gian", anh cho biết thêm.

Chỉ đủ tiền sống

Ngày sau khi giao món hàng cuối cùng, Yang phải trở về công ty để lấy những bưu kiện khác để tiếp tục công việc. Ảnh: BBC.

Những dòng xe tải rời khỏi khu vực chứa hàng và tỏa ra khắp thành phố. Các nhân viên giao hàng như ông Yang phải giao 100 gói hàng mỗi ngày. Với mỗi gói hàng, công ty cần chữ ký của khách hàng khiến việc vận chuyển lâu hơn. 

"Tôi chờ khách hàng ký rồi nhanh chóng tiếp tục công việc. Tiền lương của tôi chỉ đủ mua lương thực cho gia đình", Yang nhún vai khi ông chia sẻ sự lựa chọn duy nhất trong công việc. Ngoài vợ và mẹ đang sống ở quê, ông Yang có hai cô con gái, 20 tuổi và 5 tuổi. Khi ông nhắc đến đứa con gái 5 tuổi, khuôn mặt của ông bừng sáng và nở một nụ cười lớn.

Ngay sau khi ông giao gói hàng cuối cùng trong túi, ông vội vã ra khỏi tòa nhà và lái xe đến nhà kho để lấy những kiện hàng tiếp theo.

Yang khẳng định ông không có nhiều thời gian để trò chuyện và nghỉ ngơi trong khi người mua sắm trực tuyến của Trung Quốc vẫn háo hức đặt mua những món hàng mới trên máy tính.

Người Việt chở đồ cồng kềnh vào top ảnh kỳ thú nhất năm 2014

Trang Business Insider (Mỹ) chọn bức hình chụp một người đàn ông Việt Nam chở hàng mã cồng kềnh dịp lễ Vu Lan là một trong những tấm ảnh thú vị nhất năm 2014.

Đinh Nhung

Bạn có thể quan tâm