Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Cuộc hôn nhân ở tuổi 24 của Malala gây tranh cãi

Dù một số người nghĩ việc chủ nhân giải Nobel Hòa Bình 2014 kết hôn khi còn trẻ là đi ngược lại tuyên bố nữ quyền, Malala tin rằng cô đang khẳng định sự bình đẳng trong hôn nhân.

nha nu quyen malala ket hon o tuoi 24 anh 1

Sau khi tin tức về cuộc hôn nhân của người đoạt giải Nobel Malala Yousafzai nổ ra, nhà văn nữ quyền người Bangladesh - Taslima Nasreen, sống ở Ấn Độ - cảm thấy bị sốc.

Malala (24 tuổi) đã kết hôn với Asser Malik - một người Pakistan - tại nhà riêng ở Birmingham hôm 9/11. Cô chuyển đến Anh sau khi bị Taliban bắn vào đầu năm 2012 để vận động giáo dục cho trẻ em gái. Malala tốt nghiệp Đại học Oxford vào năm 2020.

Bên cạnh những lời chúc mừng, thông báo kết hôn của Malala làm dấy lên những lo ngại về cách điều này định hình tương lai của cô, theo South China Morning Post. Chỉ ra tuổi tác và thành tích của Malala, bà Nasreen từng nghĩ rằng nhà hoạt động nữ quyền sẽ “yêu một người Anh tiến bộ, đẹp trai ở Oxford, và không nghĩ tới chuyện kết hôn trước tuổi 30".

Định kiến về nữ quyền

Mahnaz Rahman thuộc tổ chức về quyền phụ nữ Aurat gọi những lời chỉ trích của Nasreen về việc Malala lựa chọn kết hôn với thanh niên Pakistan ở tuổi 24 là "vi phạm" Tuyên ngôn Nhân quyền Toàn cầu. Cả nam và nữ đủ 18 tuổi có quyền kết hôn không phân biệt chủng tộc, quốc tịch hoặc tôn giáo.

Nhưng bà Nasreen nhấn mạnh rằng mối quan tâm chính là việc Malala - một biểu tượng của nhiều phụ nữ trẻ trên toàn thế giới - gửi thông điệp “sai lầm” khi lấy chồng ở tuổi 24, “còn khá trẻ trong thế kỷ 21”.

“Những phụ nữ hướng tới tinh thần như Malala và đấu tranh cho quyền lợi của họ, giờ đây cho rằng không có gì sai khi kết hôn vào đầu những năm tuổi 20 mà chưa độc lập về tài chính. Đây chắc chắn là bước thụt lùi với phong trào vì quyền của phụ nữ ở nơi theo chế độ phụ hệ”, bà Nasreen nói.

Malala lẽ ra phải tiếp tục con đường học vấn, vì không nhiều cô gái tài năng may mắn được theo học trường đại học danh tiếng như Oxford, theo nữ nhà văn này.

nha nu quyen malala ket hon o tuoi 24 anh 2

Người đoạt giải Nobel Hòa bình Malala Yousafzai. Ảnh: UN.

Nhà văn Nasreen cho biết bà thất vọng vì Malala làm theo những gì đàn ông trong xã hội gia trưởng muốn phụ nữ thực hiện: Kết hôn sớm và trở thành "máy đẻ". “Malala lẽ ra nên phá vỡ truyền thống kết hôn sớm thay vì tuân theo nó”, bà nói.

Một số người khác cũng hỏi có phải Malala đã thay đổi quan điểm hay không.

Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Vogue vào tháng 7, cô nói mình không hiểu tại sao mọi người lại phải kết hôn. “Muốn có thêm một người trong đời, tại sao phải ký giấy kết hôn, tại sao không thể chỉ là quan hệ đối tác?”, cô nói.

Hôn nhân không phải là "kết thúc có hậu"

Hôm 11/11, Malala giải đáp những lo ngại về đám cưới của mình trong bài viết đăng trên tạp chí Vogue. Malala cho biết cô không phản đối hôn nhân nhưng luôn dè dặt về cách thức hôn nhân vận hành. Cô viết khi lớn lên ở phía bắc Pakistan, các cô gái được dạy rằng hôn nhân là sự thay thế cho cuộc sống độc lập.

Nhưng cô nhận ra bằng một cách khác, khái niệm hôn nhân có thể được định nghĩa lại bằng giáo dục, nhận thức và trao quyền.

“Những cuộc trò chuyện với bạn bè, cố vấn và người bạn đời hiện tại Asser đã giúp tôi xem xét cách tôi có thể gây dựng mối quan hệ - một cuộc hôn nhân - mà vẫn đúng với các giá trị bình đẳng, công bằng và chính trực”, cô nói; đồng thời mô tả chồng mình là “người bạn thân và người đồng hành tuyệt nhất". Cả hai gặp nhau vào mùa hè năm 2018 khi Asser tới thăm bạn bè tại Oxford.

Phó giáo sư Nida Kirmani của Đại học Khoa học Quản lý Lahore - nhà xã hội học nữ quyền nghiên cứu về giới và dân cư đô thị ở Nam Á - nhấn mạnh sự bất bình đẳng mà phụ nữ phải đối mặt trong hôn nhân khi xã hội có xu hướng lãng mạn hóa điều này.

“Tôi không hướng lời chỉ trích tới lựa chọn của Malala, mà tôi muốn lên án cách xã hội coi hôn nhân là 'kết thúc có hậu' trong câu chuyện của cô ấy", bà nói.

"Nhưng hôn nhân không phải là 'kết thúc có hậu' cho mọi người. Thể chế phụ hệ trong xã hội Nam Á thường hạn chế quyền tự quyết và lựa chọn của phụ nữ sau kết hôn trong cuộc sống", bà Kirmani chia sẻ, và hy vọng điều này sẽ không xảy ra với Malala.

Những phụ nữ khác cũng lên tiếng bênh vực Malala. Họ cho rằng dù Malala là người của công chúng, điều quan trọng là cần phải công nhận quyền được phép đưa ra lựa chọn của phụ nữ.

Rahman cho rằng đặt câu hỏi liệu Malala có tiếp tục làm việc sau khi kết hôn hay không là vô căn cứ, vì nhiều phụ nữ Nam Á kết hôn với đàn ông cùng chủng tộc vẫn đi làm.

nha nu quyen malala ket hon o tuoi 24 anh 3

Malala Yousafzai và Asser Malik (phải) ký giấy trong buổi lễ Nikah. Ảnh: AP.

Reema Omer, cố vấn pháp lý của tổ chức phi chính phủ Ủy ban Luật gia Quốc tế, đồng ý rằng nhiều người chỉ trích hôn nhân vì điều này thường đồng nghĩa là nữ giới mất tự do nhiều hơn nam giới, và phụ nữ khi kết hôn có áp lực được coi là “hoàn thành" nghĩa vụ.

Tuy nhiên, cô nói thêm: "Những chỉ trích như vậy không nên nhắm vào quyết định của một cá nhân và quyền tự do kết hôn".

Omer tin rằng việc Malala lựa chọn từ ngữ như “vui mừng được cùng nhau bước tiếp chặng đường phía trước” để tuyên bố kết hôn trên mạng xã hội phản ánh rõ ý tưởng về “quan hệ đối tác” như cô đã đề cập trong cuộc phỏng vấn với Vogue.

“Lời nói của Malala cho chúng tôi ý tưởng về cuộc hôn nhân này có ý nghĩa như thế nào đối với cô ấy - một cuộc hành trình và mối quan hệ đối tác mới”, cô giải thích.

Malala cũng nói trong bài viết trên Vogue: “Tôi vẫn chưa có tất cả câu trả lời cho những thách thức mà phụ nữ phải đối mặt - nhưng tôi tin rằng tôi có thể tận hưởng tình bạn, tình yêu và sự bình đẳng trong hôn nhân”.

Phó giáo sư Kirmani lập luận rằng những người trẻ tuổi ở Nam Á thường “không có cách nào khác để thể hiện tình yêu lãng mạn hơn là hình thức hôn nhân". Vì vậy, những lời chỉ trích không nhằm vào Malala, mà là để nói tới “ràng buộc xã hội” đã hạn chế cách thức truyền đạt tình yêu một cách hợp pháp.

Không chỉ một số nhà nữ quyền đặt câu hỏi về quyết định của Malala, thành viên các nhóm cực đoan và bảo thủ của Pakistan - những người thường gán cho Malala là “đại diện” cho phương Tây - cũng tỏ ra "khinh miệt" cuộc hôn nhân của cô.

Omer cho biết cô không hề ngạc nhiên khi thấy những lời chỉ trích từ nhóm này bởi họ thường phản đối mạnh mẽ phụ nữ độc lập.

“Cánh hữu ở Pakistan có vấn đề với phụ nữ độc lập, thành đạt và có tiếng nói như Malala, những người không bao giờ đóng vai nạn nhân, và biến bi kịch thành sức mạnh lớn nhất”, cô nói.

Người phụ nữ quyền lực nhất thành Vatican

Việc Giáo hoàng Francis bổ nhiệm sơ Raffaella Petrini, một nữ tu sĩ 52 tuổi người Italy, vào ngày 4/11 đã đưa bà trở thành người phụ nữ quyền lực nhất Vatican.

Đội bóng đá nữ Afghanistan trốn ra nước ngoài

32 nữ cầu thủ của đội tuyển trẻ quốc gia đã rời khỏi Afghanistan sang Pakistan sau một thời gian lẩn trốn do lo sợ chính quyền của Taliban.

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm